Kiến nghị đối với DNV&N

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)

Từ khi có luật doanh ngiệp đến nay, số lượng các DNV&N mới thành lập rất nhiều. Nhưng chủ doanh nghiệp mới chỉ nghĩ đến việc đầu tư có lãi, bản thân họ cũng chưa được đào tạo về cơ bản và chuyên sâu, trình độ quản lý yếu kém, thiếu kiến thức về thị trường, chuyên môn lĩnh vực mình đang quản lý…Do đó, các DNV&N cần thực hiện các biện pháp đổi mới như:

a) Đào tạo tố cán bộ quản lý cũng như tay nghề vững chắc cho cán bộ công nhân viên

Trong các DNV&N hầu hết là những lao động có tay nghề thấp và làm việc dựa trên kinh nghiệm, sức lao động là chủ yếu… Do vậy, tuỳ từng công việc cụ thể mà doanh nghiệp có chính sách đào tạo phù hợp.

Chủ động đào tạo dưới nhiều hình thức, nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý. Những cán bộ đại học có thể nâng cao lên học cao học với chuyên ngành phù hợp. Ngoài ra có thể tổ chức các cuộc hội thảo khoa học giúp nhà quản lý có thể đóng góp các ý kiến cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những nhà quản lý khác.

Đối với người lao động thì doanh nghiệp cần tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề và sự hiểu biếtvề các máy móc thiết bị hiện đại để những sản pửâm hàng hoá làm ra có chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

b) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán do Nhà nước ban hành

Có rất nhiều DNV&N mới thành lập nên họ không thông thạo chế độ kế toán đối với doanh nghiệp của họ do đây là chế độ kế toán mới, có nhiều thay đổi so với trước. Vì thế, việc hạch toán chủ yếu theo kinh nghiệm, lập sổ sách kế toán không rõ ràng, các bút toán chồng chéo nhau dẫn đến sai sót nhiều. Việc kiểm toán ở các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn. Cũng từ lý do này, ngân hàng không tin tưỏng doanh nghiệp. Do đó các DNV&N phải chấp hành nghiêm túc các pháp lệnh kế toán của Nhà nước làm cơ sở xây dựng các báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện quản lý tài chính chặt chẽ, tạo lòng tin từ ngân hàng.

c) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải khai thác tối đa nội lực của mình

Không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng trông chờ vào nguồn vốn của ngân hàng. Nếu như vậy thì họ sẽ không bao giờ vay được vốn vì ngân hàng cho vay luôn xem xét tỉ suất tự tài trợ. Nếu như doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu quá nhỏ mà thực hiện các dự án lớn chỉ xin vay ngân hàng thì rất khó hy vọng ngân hàng sẽ cho vay vì nó mang nhiều rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy họ phải khai thác tối đa nội lực của mình để kinh doanh có hiệu quả, có như vậy ngân hàng mới quyết định cho vay.

Trong quá trình thực hiện các phương án kinh doanh phải coi trọng tiết kiệm để tránh thất thoát gây lãng phí. Sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, đúng tiến độ của phương án kinh doanh, chỉ có như vậy mới tăng tính hiệu quả, đem lại lợi nhuận, có tiền trả gốc và lãi cho ngân hàng.

d) Phải biết tự đánh giá

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không một doanh nghiệp nào không xảy ra những sai sót. Nên sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp nên tự đánh giá chính xác mặt mạnh mặt yếu của mình, đánh giá về khả năng cạnh tranh, số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự thoả mãn nhu cầu tốt nhất của khách hàng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận đạt được. Trên cơ sở đó cán bộ quản lý đưa ra các chỉ tiêu cần đạt được trong năm tới và các biện pháp để đạt được các chỉ tiêu đó nhằm mang lại hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)