Kết qủa hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm trong thời gian

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 31 - 33)

ngành ngân hàng, riêng phòng khách hàng cá nhân có số lượng cán bộ lớn nhất (có trên 60 cán bộ).

2.1.3. Kết qủa hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm trong thời gian qua qua

Nhìn chung, trong những năm qua NHCT Hoàn Kiếm đã đạt được những thành tựu đáng kể, có thể nói là một chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Sau đây là một số kết quả mà chi nhánh đã đạt được trong mấy năm gần đây.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn là hoạt động quan trọng của tất cả các ngân hàng thương mại. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt động không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã thực hiện tốt hoạt

động huy động vốn, giúp ngân hàng tăng tính chủ động trong kinh doanh cũng như tạo nên sự độc lập tương đối với NHCT Việt Nam. Đây là một thế mạnh của NHCT Hoàn Kiếm. Những hình thức huy động vốn được thực hiện ở chi nhánh gồm có: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, tiền vay các tổ chức kinh tế khác, tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và các cá nhân.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Tiền gửi doanh nghiệp

1.690 1.922,6 1.826 2.259

Tiền gửi dân cư 795 810,9 935 953,7

Huy động khác 2.495 2.733,5 2.761 3.113,5 Tổng nguồn vốn huy động 4.970 5467 5522 6.326.2 Mức độ tăng liên hoàn - 497 55 804.2 Tốc độ tăng liên hoàn - 10 1.01 14.56

(Nguồn: tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh)

Số liệu trên cho thấy từ năm 2003 đến năm 2005 tổng nguồn vốn đạt hiệu quả cao, đến năm 2005 tốc độ tăng liên hoàn vốn có chậm lại. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn cả về địa điểm giao dịch lẫn lãi suất huy động vốn và các hình thức khuyếch trương, khuyến mại…, sự biến động bất ổn của lãi suất và những khó khăn trên đã đặt công tác huy động vốn của chi nhánh đứng trước nhiều thách thức.

Có thể thấy rằng trong những năm gần đây tiền gửi của các doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Trong năm 2006 tiền gửi từ doanh nghiệp đạt 2.259 tỷ đồng, tăng 433 tỷ đồng so với năm 2005. Khi thu hút được nhiều tiền gửi loại này, một mặt giúp ngân hàng tăng nguồn vốn cho hoạt động của mình, và mặt khác tăng lợi nhuận cho ngân hàng qua thu phí dịch vụ tiện ích.

Nguồn huy động từ tiền gửi dân cư ngày cũng càng tăng: năm 2006 đạt 953.7 tỷ đồng, tăng18.7 tỷ đồng so với năm 2005, tức 2%; năm 2005 đạt 935 tỷ đồng tăng 124.1 tỷ đồng so với 2004, tức 15.3%.

Qua số liệu cho thấy, mặc dù sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất phức tạp, các ngân hàng đều cố gắng tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay để có thể thu hút khách hàng, nhưng với chính sách lãi suất hợp lý, nhưng NHCT Hoàn Kiếm vẫn liên tục giữ vững và vượt kế hoạch huy động vốn được giao, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu toàn ngành.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 31 - 33)