THƯƠNG MẠI
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hai chiều hướng rõ nét. Thứ nhất, nhập khẩu vượt quá xuất khẩu và trong đó tỷ trọng nhập khẩu
để tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao, đồng thời tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu
vào phục vụ xuất khẩu cũng cao. Thứ hai, sự phát triển mạnh của thương mại tiêu dùng chuyển dịch từ cơ cấu truyền thống sang cơ cấu hiện đại, chuyển dịch từ đơn lựa chọn sang đa lựa chọn.
Tuy nhiên, khuynh hướng phát triển của thương mại Việt Nam chưa thể hiện
được ý nghĩa của thương mại bền vững. Đó là, phải tạo ra được các sản phẩm
dựa trên năng suất cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, đồng thời khuyến khích sản xuất và phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ từ đó tạo việc làm và đảm bảo ổn
định kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, thương mại xanh khuyến khích cho sản xuất
sạch và các sản phẩm phải thân thiện với con người tiêu dùng, cũng như sản xuất thân thiện với môi trường, đảm bảo thực hiện tối đa các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong tiến trình tiến tới nền thương mại xanh bền vững này, Việt Nam đang đi những bước đi chậm chạp với mục tiêu khơng rõ ràng. Do đó, cách thức nền kinh tế phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu này chưa được thực hiện. Việc bỏ lỡ cơ hội đầu tư nguồn lực cho các mục tiêu bền vững có thể sẽ phải bị trả giá và tiêu tốn nhiều của cải cho việc cải thiện trong tương lai.
Thương mại và xuất khẩu
Việt Nam là quốc gia nhỏ (về quy mô sản xuất mặt hàng) tham gia vào thị trường toàn cầu nên mức giá sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào mức giá chung trên thế giới, hàm nghĩa khơng có khả năng quyết định mức giá sản phẩm trên thế
giới do có khả năng kiểm soát nguồn cung. Mặc dù, Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều,… nhưng vẫn không đủ năng lực để có thể quyết định mức giá thị trường thế giới. Trong khi, các mặt
hàng nhập khẩu vào Việt Nam lại phụ thuộc vào mức giá chung này tăng hoặc giảm.
Cùng với tiến trình suy thối kinh tế tồn cầu, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2009 giảm 9,7% so với năm 2008 đạt 56,6 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD (giảm 5,1%, so với năm 2008), chiếm 47,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm trước.
Tự do hóa thương mại ngụ ý rằng, người dân ở bất kỳ nơi đâu cũng được tiêu thụ các sản phẩm chất lượng đối sánh với mức giá thấp nhất, điều này khuyến khích cân bằng hiệu quả tiêu dùng cũng như sản xuất trên tồn thế giới, khuyến khích việc tăng năng suất thông qua việc không ngừng cải thiện sản phẩm và giảm giá thành. Trên bình diện tồn cầu tổng xuất khẩu sẽ bằng với tổng nhập khẩu. Xét từng quốc gia hoặc từng giai đoạn cụ thể gắn với quốc gia hay nền kinh tế, sẽ có thâm hụt hoặc thặng dư thương mại. Bản chất của thâm hụt hoặc thặng dư khơng xấu, nó phụ thuộc vào tác động của việc xuất khẩu hay nhập khẩu đóng vai trị như thế nào đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hình 11: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng
Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh rằng, thâm hụt thương mại trong một giai đoạn dài sẽ kéo theo việc dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, trường hợp thiếu ngoại
tệ mà khơng thể đổi bằng hàng hóa, nền kinh tế sẽ phải đi vay hoặc đánh đổi
bằng tài sản khác để có được đủ ngoại tệ cho việc thanh toán cho tiêu dùng.
Ngoại trừ thủy sản và điện tử, hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng âm kể cả dầu thô (giảm 40,19%). Tăng trưởng đột biến của xuất khẩu sản phẩm đá quý và kim loại quý (bao gồm cả vàng) tăng trưởng 244.24% so với năm 2008 đạt hơn 2,7 tỷ USD. Trong năm 2011, nếu khơng có khoản viện trợ từ nước ngồi, hoặc
đầu tư từ nước ngồi thì khả năng thanh tốn cho các hợp đồng quốc tế hoàn
toàn phụ thuộc vào việc huy động vàng từ phía người dân để có thể xuất khẩu
đổi ngoại tệ cho việc thanh toán khoản thâm hụt cán cân thương mại.
Xúc tiến thương mại thơng qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đạt hiệu quả tốt, tương quan hai biến chỉ ra rằng nếu tăng ngân sách địa phương cho các hoạt động xúc tiến thương mại lên 10% thì xuất khẩu
sẽ tăng trưởng 8.8%. Việc chuyển dịch ngân sách dành cho các hoạt động
truyền thống như tổ chức và tham dự hội chợ, thông tin thương mại, khảo sát sang các hoạt động mang tính chuyên sâu như nghiên cứu thị trường, thẩm định
đối tác hợp tác kinh doanh sẽ khuyến khích hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển thị trường và kinh doanh tốt hơn.
Trước mắt, Việt Nam phải đối mặt với thách thức lựa chọn mục tiêu ngắn hạn có thể ngược với mục tiêu dài hạn trong phát triển thương mại. Đó là phát triển các ngành và sản phẩm xuất khẩu mới có hàm lượng giá trị gia tăng cao dựa trên công nghệ tiên tiến và lao động có năng suất với phát triển các ngành thâm dụng lao động nhằm đảm bảo tạo nhiều công ăn việc làm. Tuy nhiên, cả hai lựa chọn này đều đối mặt với thách thức đòi hỏi cần thời gian và nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ xuất khẩu.
Thái độ của người dân đối với các tác động của hội nhập thương mại
Mục tiêu của việc đánh giá tác động là nhằm tính tốn việc cắt giảm 1% thuế
quan hoặc xóa bỏ bớt các rào cản thương mại thì tạo ra bao nhiêu % gia tăng trong thu nhập hay tạo ra sự thỏa mãn dựa trên việc thực hiện các phúc lợi của người dân. Đánh giá này sẽ chỉ ra chi tiết về phương diện cuộc sống tại Trụ cột Con người. Phần này chỉ nêu ra các nhận định của người dân đối với các thay
Hình 12: Nhận định của người dân về một số thay đổi trong thương mại tiêu dùng
Khuynh hướng nổi bật nhất là sự đa dạng hóa sản phẩm và đặc biệt là tiêu dùng hàng hiệu phát triển mạnh ở Việt Nam, người dân chấp nhận mua sắm một lần mỗi tuần ở các siêu thị xa nhà hơn với nhiều lựa chọn và thuận tiện do hệ thống giao thông đem lại. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau bán hàng vẫn cịn rất kém kèm theo mặt bằng giá ngày càng đắt (92.3%) đi mua sắm hàng tuần (80.4%) trong khi sản phẩm hợp túi tiền (12.4%) cho thấy việc lựa chọn tiêu dùng khá khó khăn, hàm nghĩa có nhiều lần đi xem mà khơng mua được gì. Trên tổng thể
1652 phản hồi từ người dân (50 địa phương), tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập đạt
24.3%, còn lại 75,7% thu nhập được dành cho tiêu dùng.
Đánh giá về nguồn gốc sản phẩm
Thông qua việc tiêu dùng sản phẩm, người tiêu dùng có trải nghiệm đối với
nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trên bình diện chung của cả 50 địa phương, việc đánh giá các sản phẩm tiêu dùng tại Việt Nam chủ yếu chỉ đạt mức độ trung bình và kém là chủ yếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và người dân tại địa
phương sẽ có đánh giá cao đối với các sản phẩm do địa phương sản xuất ra (0.6% khá) hơn các địa phương khác (0.1% khá), điều này do lòng tự hào về địa phương tạo nên.
Hình 13 : Đánh giá về chất lượng sản phẩm theo nguồn gốc xuất xứ
Các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu được đánh giá cao hơn các sản phẩm sản xuất trong nước. Đặc biệt khi xem xét đến việc đánh giá sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc thì tỷ lệ đánh giá tốt khá cao (đạt 5.3%). Điều này cho thấy nhận
thức của người dân và doanh nghiệp đối với sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc khá rõ ràng và rạch ròi giữa những sản phẩm hợp chuẩn và những sản phẩm thứ cấp hoặc có các tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người do một bộ phận giới kinh doanh phi đạo đức thực hiện.
Sự tích hợp của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất – kinh doanh thương mại
Khả năng tích hợp theo chiều dọc của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp khác cùng ngành để đạt được lợi thế nhờ quy mô chủ yếu đạt mức Hơi kém (67.4%) và Kém (15.2%). Trong khi đó, tích hợp theo chiều ngang, xét dưới góc độ đầu vào hoặc đầu ra của doanh nghiệp đều đạt mức cao hơn.
Hình 14: Khả năng tích hợp theo chiều dọc
Khả năng kết hợp của doanh nghiệp với các đơn vị trong hệ thống phân phối và bán hàng đạt 46.4% Trung bình, 11.1% Khá và 5.4% Tốt. Khả năng kết hợp của doanh nghiệp với các đơn vị hậu cần hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đầu vào đạt
14.3% Khá và 8.6% Tốt; tuy nhiên, mức độ Trung bình vẫn chiếm 55.8%. Đây
cũng là thực trạng và nhu cầu cần thiết cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh.
Hình 15: Khả năng tích hợp theo chiều ngang
Khó khăn do việc hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho doanh nghiệp
Nhận định về mức độ khó khăn do hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp
thực tế là những vấn đề đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam, được nhắc đến nhiều
trong các nghiên cứu, báo cáo cũng như là cơ sở để đưa ra các tư vấn chính sách nhưng vẫn chưa cải thiện được nhiều.
Hình 16: Một số khó khăn của doanh nghiệp
Trong đó, nổi bật lên là giá thành sản phẩm cao do phụ thuộc vào nguyên liệu
đầu vào (14.9% khá khó khăn, 57.2% trung bình, 16.8% hơi khó khăn) cũng như
các chi phí giao dịch xã hội (55.8% rất khó khăn, 32.6% khá khó khăn), tìm kiếm nhân lực giỏi (47.3% rất khó khăn, 34.5% khá khó khăn). Trong khi đó, việc yêu cầu thị trường phức tạp hay thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng đôi lúc lại là cơ hội chứ khơng phải là khó khăn.
Chất lượng loại hình phân phối thương mại tại địa phương
Cho đến năm 2011 ngành công nghiệp bán lẻ tại Việt Nam vẫn bị chi phối bởi các kênh truyền thống như cửa hàng tạp hóa độc lập, người bán hàng rong và các chợ. Nhịp sống ở các thành phố tăng nhanh và các vấn đề như an toàn thực phẩm đạt được sự chú ý. Những yếu tố này sẽ góp phần vào sự phát triển của
các kênh hiện đại, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều hơn thuận tiện, an toàn và chất lượng. Mặc dù những kênh vẫn còn nắm giữ một cổ phần nhỏ của tổng số thị trường, ảnh hưởng của kênh hiện đại tạo áp lực ngày càng tăng cho hệ
Hình 17: Đánh giá của người dân và doanh nghiệp về chất lượng hệ thống phân phối
Kết quả xếp hạng về thương mại
Trụ cột thương mại dựa trên việc xem xét ba nhóm nhân tố tương tác với nhau bao gồm: (1) thương mại tại địa phương; (2) xuất nhập khẩu và (3) Mối quan hệ giữa sản xuất – thương mại trong chuỗi giá trị.
Thương mại địa phương Xuất - Nhập khẩu Mối quan hệ giữa sản xuất - thương mại Bán lẻ & Bán buôn địa phương Bán lẻ & Bán buôn tỉnh khác vào địa phương Bán lẻ & Bán buôn nước khác vào địa phương Hạ tầng thương mại Tính hấp dẫn của thương mại địa phương Tính liên kết & tích hợp của các chủ thế trong mạng lưới kinh doanh thương mại Mức độ phát triển Hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu Chuỗi giá trị
Trụ cột thương mại đánh giá mức độ thương mại nói chung của đa phần các tỉnh là thấp, chạy dài và tịnh tiến dần đều ở phía dưới mức trung bình, độ nhọn Kurt
đạt 12.44 cho thấy phân bố bị gãy đột ngột về cuối cùng của dãy, giá trị lớn nhất
7.6142 lớn hơn nhiều so với giá trị trung vị 1.7647; với phân bố không đều lệch dương trị Skew 2.9184 hàm nghĩa các giá trị tụ lại dưới giá trị trung bình và rơi xuống nhanh trong một “đi” trên giá trị trung bình.
Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội nằm trong Nhóm có Trụ cột Thương mại đạt mức độ tốt, đặc biệt Tp. Hồ Chí Minh vượt trội hẳn lên so với các địa phương còn lại. Xét giai đoạn từ 2005 đến 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng của TP.Hồ Chí Minh trong 5 năm đạt 2.444.127 tỷ đồng chiếm 47,2% tỷ
trọng 50 địa phương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm đạt 182,157.6 triệu USD chiếm tỷ trọng 35.62% tỷ trọng 50 địa phương; tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trung bình 5 năm đạt 13%, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trung bình 5 năm đạt 9%, 165 phòng trưng bày, 28 trung tâm thương mại, 96 siêu thị lớn, 40 siêu thị cỡ trung bình, 247 chợ. Tp. Hồ Chí Minh có 29.022 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, lớn hơn nhiều so với Hà Nội ở vị trí thứ hai là 15.987 doanh nghiệp. Nhóm đạt thứ hạng thứ hai sau nhóm đầu tiên chủ yếu rơi vào các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Tiền Giang, Đồng Nai, Long An, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Cà Mau. Riêng tỉnh Quảng Ngãi vượt trội lên trong trụ cột thương mại nhờ vào tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu, xuất hiện trung tâm kinh tế Dung Quất và đánh giá của người dân đối với sự thay đổi nhanh chóng của thương mại địa phương trong 4 năm trở lại đây.
Nhóm thứ hạng trung bình trong trụ cột thương mại bao gồm các địa phương Hậu Giang, Đắc Lắk, Bình Dương, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh.
Nhóm trụ cột thương mại kém thể hiện sự phát triển và quá trình phát triển của thương mại địa phương còn nhiều hạn chế, có thể do tiềm lực, do năng lực hoặc do các điều kiện và định hướng phát triển tương lai không gắn nhiều đến phát triển thương mại.
ĐẦU TƯ
Báo cáo này nghiên cứu việc xem xét đầu tư dưới ba nguồn (1) đầu tư của Chính phủ (bao gồm cả việc thực hiện đầu tư thơng qua vốn vay viện trợ nước ngồi ODA), (2) đầu tư trực tiếp nước ngoài và (3) đầu tư của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tại thời điểm báo cáo này được phát hành, nhiều chuyên gia cho rằng cần hạn chế mở rộng quy mô đầu tư, tập trung xem xét quy trình sản xuất để nâng cao năng suất, dành thời gian tái cấu trúc và tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh. Trên phạm vi tồn xã hội, khơng thể ép buộc giảm đầu tư trên mọi lĩnh vực mà việc giảm đầu tư là một hành động lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn lựa chọn.
Dưới góc độ đầu tư trực tiếp nước ngồi, chúng ta có một bức tranh sáng sủa hơn. Trong 12 tháng năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã giải ngân được 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, giải
ngân của các nhà đầu tư nước ngồi ước đạt 8 tỷ USD. Ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo có tỷ trọng số dự án cao nhất (chiếm 59.50%) với tỷ trọng vốn cao nhất (chiếm 49,12%); kế tiếp là ngành xây dựng với tỷ trọng vốn chiếm 24.6% và tỷ trọng số dự án chiếm 2.84%. Bên cạnh đó, hai ngành có tỷ trọng vốn cao kế tiếp là xây dựng (chiếm 5.94%) và dịch vụ lưu trú ăn uống (chiếm 5.8%). Về tỷ trọng số dự án, do quy mô nhỏ nên các dự án chuyên môn khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng 7.86%, kế tiếp là xây dựng chiếm 5.66%.
Hình 19: Tỷ trọng vốn đầu tư theo ngành và số dự án
Tính theo tỷ trọng vốn trung bình trên mỗi dự án, Cayman Islands dẫn đầu với
mức trung bình một dự án đạt 142,93 triệu USD chiếm tỷ trọng 3,79% trên tổng thể các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Kế tiếp về trị giá vốn trung bình trên mỗi dự án đầu tư vào Việt Nam là Malaysia (đạt 49,75 triệu