+) Cơ chế và chính sách cửa nhà nước
Ngân hàng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều chịu sự quản lý của nhà nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức, các thể chế về kinh tế tài chính và các cộng cụ quản lý. Hệ thống chính sách và cơ chế phù hợp với thực tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh và những điều kiện cần và đủ để giúp đỡ khuyến khích các doanh nghiệp, ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Những cơ chế chính sách tác động đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: hệ thống pháp luật đảm bảo hoạt động của thị trường nói chung và tín dụng ngân hàng cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.Ví dụ: các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay đối với các tổ chức tín dụng, quy định về đảm bảo tiền vay, văn bản liên quan đến nhưng chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+) Sự phát triển của nền kinh tế
Sự phát triển hệ thống ngân hàng và nền kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình phát triển nền kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển của hệ thống ngân hàng là
động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nền kinh tế phát triển sẽ làm tăng khản năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhu cầu của thị trường cũng tăng lên khi nền kinh tế phát triển kèm theo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tìm đến nguồn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy hoạt động ngân hàng, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển hơn.
Ngoài ra còn phải kể đến các nhân tố khác như: tình hình chính trị, sự phát triển của thị trường tài chính, sự phù hợp của chính sách, quy định đối với thông lệ quốc tế…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SGD I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM