Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 60 - 62)

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.1Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế, đã tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính sáng tạo, chủ động nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghiệp và nguồn nhân lực. Tạo nên một khu vực kinh tế sôi động, từ đó thúc đẩy kích thích tính cạnh tranh của thị trường, nâng cao cao hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế. Giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Xác định được vai trò tầm quan trọng, thực tế và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà nước đã có những chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, cũng như các nghành, địa phương cần khuyến khích.

Thông qua những biện pháp tài chính, tín dụng. Chính phủ trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong các nghành nghề truyền thống.

Chính phủ cũng khuyến khích các tổ chức tài chính, các nguồn lực trong xã hội góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một điều kiện tiên quyết hàng đầu để phát triển kinh tế, đó là phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng. Sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây đã tạo điều kiện khá thuận lợi và nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hình thành phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó Chính phủ còn khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp, ban hành các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vấn đề giải phóng mặt bằng vẫn gặp nhiều khó khăn ở một số nơi và cần có hệ thống chính sách hợp lý cụ thể để giải quyết vấn đề trên.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: tiếp cận thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, các thông tin, tư vấn. Việc Việt Nam tham gia gia nhập WTO đã thúc lộ trình cắt giảm thuế hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn đổi mới công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại. Đồng thời Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường xuất khẩu. Hỗ trợ các chương trình giúp xúc tiến xuất khẩu như trợ giúp một phần chi phí khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham gia các chương trình xuất khẩu của nhà nước.

Chính phủ cũng quyết định thành lập các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các tổ chức này có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tình hình mới. Ngoài ra, tại địa phương doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền sở tại.

Bộ kế hoạch và đầu tư đã xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 - 2010. Đây cũng là một bộ phận cấu thành của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của Chính phủ. Trên cơ sở đó cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã xây dựng một kế hoạch hành động bao gồm các chương trình cụ thể, trong đó ưu tiên xoá bỏ những bất cập vướng mắc liên quan đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục tiêu của kế hoạch này là đến năm 2010, sẽ có 50.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thêm 2,5 triệu chỗ làm mới, nâng cao khản năng cạnh tranh để tăng cường đóng góp GDP và tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3 - 6%.

3.1.2 Định hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam:

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 60 - 62)