Ut trực tiếp nớc ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp điều chỉnh của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)

1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tài khoản vốn

2.2.2.1. ut trực tiếp nớc ngoài (FDI)

Kể từ khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và ban hành Luật đầu t nớc ngoài đến nay, luồng vốn FDI vào Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội và đợc coi là phần lớn nhất trong tổng luồng vốn vào của Việt Nam. Từ 1990-1997, tổng FDI vào Việt Nam không ngừng tăng lên. Nhng đến năm 1998-1999, do hạn chế về môi trờng kinh doanh trong nớc, do ảnh hởng của khủng hoảng tài chính khu vực và do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nớc về thu hút FDI nên nhịp độ tăng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự giảm sút (sụt giảm nhiều nhất là đầu t từ Nhật Bản và Đông Nam á). Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, luồng FDI vào Việt Nam có dấu hiệu đợc phục hồi đã có tác động tích cực đối với cán cân thanh toán và thúc đẩy tăng trởng kinh tế cao hơn.

Thành phần luồng vốn FDI bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Theo luật đầu t nớc ngoài của Việt Nam, tổng đầu t của một dự án phải có ít nhất 30% vốn pháp định

do các bên đóng góp. Trong thực tế, hầu hết các dự án đợc cấp phép, các bên chỉ đóng góp số vốn pháp định tối thiểu. Bên Việt Nam thờng đóng góp dới hình thức quyền sử dụng đất. Ngoài phần vốn đóng góp của bên nớc ngoài ra thì Việt Nam phải đi vay một khoản đáng kể từ nớc ngoài. Phần vốn cổ phần do bên đối tác đóng góp thì không làm tăng nợ nớc ngoài nhng khoản vay thêm sẽ tạo nên d nợ. Mà khoản vay này thờng có lãi suất rất cao so với lãi suất ODA (đôi khi lãi suất có thể lên tới 10-12%/năm). Từ năm 1994 trở lại đây, phần vốn vay trong thành phần FDI của Việt Nam ngày càng tăng so với vốn cổ phần (luôn chiếm trên 50% tổng luồng vốn FDI). Đặc biệt là năm 1998, số vốn vay chiếm tới 70% tổng vốn FDI. Trong hai năm 1999-2000, do phải trả những khoản vốn vay FDI và nợ nớc ngoài mà cán cân vốn của Việt Nam đã bị thâm hụt, làm ảnh hởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Nh vậy, đây là một hạn chế làm giảm lợi thế của FDI đối với Việt Nam.

Từ những năm 90 đến nay, luồng vốn FDI vào Việt Nam đã có những tác động tích cực thúc đẩy tăng trởng kinh tế, cải thiện cán cân vốn. Bên cạnh đó, FDI lại có những tác động tiêu cực đến cán cân vãng lai. Cụ thể, cùng với sự tăng trởng và phục hồi của luồng vốn FDI vào Việt Nam thì nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI cũng không ngừng tăng lên. Hơn nữa, mục đích của vốn đầu t FDI không phải là tập trung vào sản xuất hàng hoá để xuất khẩu mà chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá để thay thế nhập khẩu. Do đó, giá trị nhập khẩu của khu vực có vốn FDI luôn cao hơn giá trị xuất khẩu của khu vực này. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI bình quân chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu trong khi tỷ trọng nhập khẩu bình quân chiếm khoảng 26-27% tổng giá trị nhập khẩu cả nớc (xem bảng 12). Điều này đã ảnh hởng rất lớn đến cán cân thơng mại, làm cho thâm hụt thơng mại trầm trọng hơn. Thiếu hụt thơng mại có nguồn gốc từ khu vực FDI chiếm khoảng 30% tổng thiếu hụt thơng mại của cả nớc. Thêm vào đó, những khoản chuyển lợi nhuận đầu t từ các dự án FDI cũng tăng lên làm cho cán cân thu nhập đầu t ngày càng thâm hụt. Đó là còn cha kể đến những thanh toán cho thuê kỹ thuật, bản quyền, lãi vay vốn... của khu vực FDI còn ẩn trong các khoản dịch vụ khác của cán cân thanh toán.

Bảng 12: Xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI ở Việt Nam 1994-2000

(Triệu USD)

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng xuất khẩu (FOB)

Xuất khẩu khu vực FDI

Tổng nhập khẩu (CIF)

Nhập khẩu khu vực FDI

Cán cân thơng mại

Cán cân thơng mại của khu vực FDI

4054161 161 5826 600 -1772 -439 5449 440 8155 1468 -2706 -1028 7255 786 11143 2043 -3888 -1257 8759 1498 11151 2902 -2392 -1404 9365 1983 11494 2668 -2129 -685 11540 2590 11633 3382 -93 -792 14308 3307 15200 4352 -892 -1045 Nguồn: GSO and customes office

Nhìn chung, luồng vốn FDI góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả kinh tế – xã hội của Việt Nam nh tăng năng suất lao động xã hội, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, hình thành các định chế tiền tệ, tín dụng dần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP. Song FDI cũng có những tác động xấu đến cán cân vãng lai, làm tăng nợ nớc ngoài... Vì vậy, Việt Nam cần phải kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI chặt chẽ hơn và phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t thì mới có thể cải thiện đợc cán cân thơng mại của quốc gia.

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, các biện pháp điều chỉnh của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w