Quản lý lãi suất

Một phần của tài liệu Quản lý tiền gửi tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 32)

V. Quản lý nguồn tiền gử

V.1.Quản lý lãi suất

Phí và lãi suất là những yếu tố cơ bản trong kinh doanh của ngân hàng, tạo nên thu nhập và chi phí của ngân hàng khi thực hiện việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm này là một vấn đề phức tạo và khó khăn, vì một mặt ngân hàng phải đảm bảo duy trì được lợi nhuận, mặt khác phải đảm bảo giá của sản phẩm đủ sức cạnh tranh.

Có thể nói, yếu tố cấu thành giá của sản phẩm tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng là lăi suất. Nói cách khác, lãi suất là yếu tố cơ bản để huy động vốn và cho vay ngân hàng.

V.1.1. Định nghĩa

Lãi suất (Interest rate) là tỷ lệ % giữa tiền lãi ( hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để có được quyền sở hữu và quyền sử dụng tiền ấy trong khoảng thời gian đã thỏa thuận. Việc quản lý lãi suất là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.

Quản lý lãi suất ( quản lý lãi suất của các khoản nợ) được hiểu là việc xác định các loại, cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm

đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng.

V.1.2. Nguyên nhân phải quản lý lãi suất

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh thu hút khách hàng về phía mình. Yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là phải làm thế nào để có thể huy động được tiền gửi nhiều nhất đồng thời với chi phí thấp nhất có thể để tối đa hóa thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Ngân hàng thường phải đứng trước hai sự lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng và khả năng sinh lời. Trả lăi quá cao cho các khỏan tiền gửi và các nguồn vốn khác giúp cho ngân hàn tăng trưởng nhanh, nhưng chiến lược cạnh tranh này khiến cho lợi nhuận của ngân hàng suy giảm nghiêm trọng. Do đó phải quản lý lãi suất và đưa ra được mức lãi suất phù hợp.

Ngân hàng không thể tự mình xác định mức lãi suất hoặc dự đóan chắc chắn về xu hướng vận động của lãi suất. Nói cách khách, ngân hàng không thể là người “ tạo giá” mà chỉ là người “ chấp nhận giá”, chấp nhận giá và lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuyên hướng vận động của lãi suất. Quá trình chuyển tài sản bao gômg việc sử dụng vốn và huy động vốn thường không cân xứng nhau về kỳ hạn và độ thanh khoản, làm ngân hàng phải chụi rủi ro nhiều về lãi suất hoặc có thể nâng cao được lợi nhuận. Lãi suấtthực sự là giá cả của tiền tệ được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Đây là điều kiện để các NHTM nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm mình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, thích nghi với cơ chế lãi suất thị trường. Giá cả (lãi suất) chính là công cụ mà mỗi ngân hàng có thể chọn để nâng cao khả năng sinh lợi và các mục tiêu khác, dù rằng mỗi ngân hàng không thể tự quyết định giá mà là do thị trường dẫn dắt.

Một lãi suất hợp lý (cao hoặc thấp) đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi lãi suất quá cao, các doanh nghiệp sẽ không dám vay vốn của ngân hàng, nhiều dự án có hiệu quả cao sẽ không được thực thi, nhiều cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị mai một mất. Khi đó nguồn vốn ngân hàng sẽ ứ đọng, dẫn đến giảm sút lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ.

Ngược lại, nếu lãi suất quy định quá thấp, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay được vốn, thậm chí vay vốn không sử dụng đúng mục đích, dẫn đến sử dụng vốn lãng phí, không hiệu quả. Sự rủi ro của doanh nghiệp sẽ kéo theo sự rủi ro của ngân hàng và ảnh hưởng không ít đến cả sự phát triển chung của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng cần phải có sự quản lý lãi suất. Với một lãi suất hợp lý cho phép các doanh nghiệp tính toán được lợi nhuận thu về từ các dự án khả thi vì vậy sẽ chiếm lĩnh được cơ hội kinh doanh. Đồng thời với một lãi suất hợp lý, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận sau khi trừ chi phí lãi tiền vay, kích thích các doanh nghiệp mở rộng danh mục đầu tư, thực hiện tái sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động của mình.

V.1.3. Mục tiêu quản lý

Mục tiêu quản lý lãi suất là nhằm hạn chế tối đa tổn thất về thu nhập do sự thay đổi của lãi suất thị trường, hay nói cách khác khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi và giá trị vốn chủ sở hữu.

Các nhà quản lý thường sử dụng hệ số chênh lệch lãi ròng để đo lường và so sánh sự thay đổi của thu nhập khi có biến động của lãi suất thị trường. Nhiệm vụ của quản lý rủi ro lãi suất là kiểm soát quy mô của hệ số thu nhập lãi ròng bằng cách tác động đến cấu trúc của danh mục tài sản nợ và nợ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng.

5.1.4. Nội dung của quản lý lãi suất:

Do các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của mỗi hệ thống ngân hàng là khác nhau nên quan điểm điều hành lãi suất của mỗi nhà quản lý ngân hàng cũng khác nhau. Vì vậy, lãi suất ở các hệ thống ngân hàng cũng không dập khuôn, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng để gửi tiền và vay tiền. Để có thể huy động được vốn, lãi suất của mỗi loại tiền gửi cũng phải khác nhau. Cụ thể như sau:

- Lãi suất tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán).

Lãi suất tiền gửi thanh toán dùng trong các doanh nghiệp không được hưởng lãi trực tiếp mà người gửi chỉ hưởng lãi gián tiếp thông qua các dịch vụ thanh toán miễn phí của ngân hàng. Tài khoản tiền gửi thanh toán dùng cho cá nhân được ngân hàng trả lãi, nhưng lãi suất cho loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất tiền gửi định kỳ.

- Lãi suất tiền gửi phi giao dịch ( tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm) Khác với tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc tiền để dành của cá nhân. Vì vậy, mục đích gửi tiền vào ngân hàng là nhằm tìm kiếm lãi.

Đối với NHTM, tiền gửi định kỳ là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh. Do đó, ngân hàng thường trả lãi suất cho tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất chi trả cho tiền gửi thanh toán của cá nhân. Hình thức áp dụng tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng rất đa dạng, có loại kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm… Thời hạn càng dài, lãi suất càng cao. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn có thể tính theo phương pháp lãi suất đơn hoặc lãi suất tích hợp và áp dụng lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi. Nếu áp dụng lãi suất thả nổi thì thường lấy lãi suất thị trường liên ngân hàng làm cơ sở cho việc xác định lãi suất. Ngân hàng còn trả lãi cho các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Riêng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngoài lãi suất được hưởng, người gửi còn có thể được thưởng dưới hình thức bằng tiền

hoặc hiện vật, thông qua xổ số theo định kỳ. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành các giấy nợ dưới hình thức kỳ phiếu (hoặc trái phiếu). Lãi suất đối với những khoản tiền có quy mô lớn sẽ được áp dụng khác với lãi suất những khoản tiền có quy mô nhỏ.

Nhìn chung, tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho người gửi tiền và người cho vay càng cao thì lãi suất càng thấp. Một số nguồn tiền lãi suất ngân hàng trả bằng 0 và người gửi phải trả phí để được hưởng tiện ích của ngân hàng. Một ngân hàng có thể đưa ra lãi suất danh nghĩa cao hơn các ngân hàng khác, tức là đa tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp khác nhau như trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước.

Khi trả lãi nhiều lần trong kỳ, lãi suất tương đương (A) sẽ lớn hơn lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng cam kết trả.

A (NEC) = (1 + i/n)n – 1 i: lãi suất danh nghĩa trong kỳ n: số lần trả lãi

Khi trả lãi trước: B = 1/ (1 – i) i : lãi suất trả trước

NHTM thường dùng phương pháp trên trong điều kiện bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ.

Tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất của các NHTM. Việc duy trì và mở rộng tiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, quản lý lãi suất tiền gửi và các chính sách có liên quan phù hợp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội với chi phí thấp nhất.

thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tối thiểu hoá chi phí đầu vào, hạ thấp chi phí đầu ra, góp phần tối đa hoá lợi nhuận. Không nên có bảng lãi suất cố định cho tất cả mọi khách hàng. Điều đó sẽ không thu hút được các khách hàng làm ăn tốt vì thông thường, khách hàng làm ăn tốt sẽ mang lại nhiều khoản lợi tức ngoài lợi tức cho vay.

5.1.5. Các cách quản lý lãi suất: * Cố định lãi suất

Đây là cách làm cổ điển nhất. Ngân hàng đưa ra thang lãi suất đã lập sẵn để thông báo cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng hoặc gửi tiền cho ngân hàng.

- Ưu điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngân hàng ước tính được khá chính xác lợi nhuận từ mỗi khoản cho vay + Chủ động tính được lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các loại tài sản nợ khác

- Nhược điểm:

+ Việc làm này, ngân hàng đã tự hạn chế mình về khả năng cho vay và đầu tư dẫn đến xảy ra tình trạng thừa vốn mà không thể hoặc không dám đầu tư.

+ Làm mất khả năng thương lượng vốn giữa người vay và người muốn cho vay (ngân hàng)

+ Ngân hàng phải chạy theo khách hàng + Khả năng rủi ro trong cho vay lớn hơn

+ Khó đầu tư vào chứng khoán vì lãi suất chứng khoán do cung cầu quyết định

* Thả nổi lãi suất:

nhuận theo hướng thương lượng giữa mình và khách hàng. Sẽ có nhiều khách hàng tìm đến với ngân hàng hơn và ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội tạo lợi nhuận hơn.

* Kết hợp cả 2 phương pháp quản lý trên

Một phần của tài liệu Quản lý tiền gửi tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 32)