TỔNG CỘNG NGUỒNVỐN 74,480,

Một phần của tài liệu Quản lý tiền gửi tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 60)

VI. Vài nét về tiền gửi và quản lý tiền gửi ở Việt Nam

NGUỒNVỐN Số tiền % so vớ

TỔNG CỘNG NGUỒNVỐN 74,480,

Cơ cấu vốn của Sacombank cũng tương tự như của BIDV, với tỷ lệ vốn nợ là chủ yếu ( chiếm 90.39% trong tổng nguồn vốn), trong đó tiền gửi của khách hàng chiếm tới 76.357% cao hơn BIDV gần 10%. Tiền vay từ NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác là hơn 1% ( thấp hơn BIDV khoảng 7%). Các NHTM sẽ xây dựng những chiến lược phát triển riêng cho mình trong

từng giai đọng để quản lý một cách có hiệu quả nhất và tránh tổn thất.

VI.2.3.Quản lý kỳ hạn

Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam thực hiện khá tốt hoạt động này. Cụ thể, trong tiền gửi tiết kiệm có tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn 1 tuần,1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 60 tháng… ( ví dụ trong bảng 2) đó là tiền gửi danh nghĩa. Nhiều người gửi tiết kiệm tại một ngân hàng với kỳ hạn danh nghĩa 6 tháng, song khoản tiền gửi đó có thể được duy trì nhiều lần 6 tháng ( các kỳ hạn 6 tháng nối tiếp nhau, người gửi không rút tiền ra khỏi ngân hàng) và trên thực tế trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn, đó là kỳ hạn thực. Nhìn chung, các NHTM rất linh hoạt trong quản lý kỳ hạn, nhằm tạo cho những người gửi tiền có được tiện ích phù hợp nhất với mục đích của họ và cũng để tăng khả năng huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi trong xã hội.

VI.2.4.Quản lý tính thanh khoản của nguồn vốn

Các NHTM hiện nay đặc biệt chú trọng tới nguồn tiền gửi khi phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn. Các NHTM luôn luôn phải xác định cung và cầu thanh khoản cũng như những nhân tố tác động tới cung – cầu thanh khoản. Ta đã biết nếy một ngân hàng dựa quá nhiều vào các nguồn quỹ vay mượn trên thị trường để giải quyết các nhu cầu thanh khoản có thể ohái đối mặt với những rủi ro thanh khoản rất lớn. Hoạt động quản lý tài sản nợ của mỗi ngân hàng còn phảo dựa vào danh tiếng của ngân hàng trên thị trường, chất lượng thị trường tiền tệ và tình trạng thanh khoản chung của hệ thống tài chính để quản lý thanh khoản. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải kết hợp lựa chọn thích hợp giữa phương pháp sử dụng các tài sản có tình lỏng cao nhằm dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giải pháp tìm các nguồn thanh khoản trên thị trường. Ta có thể xem xét cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu của BIDV và Sacombank trong bảng 3 và bảng 4 ở trên. Hiện nay, các ngân hàng rất tập trung mở rộng và khai thác thị trường cá nhân ( thị

trường bán lẻ), trong đó tiền gửi cá nhân là một trong những nguồn vốn chủ yếu chiến lược của các NHTM. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay, các ngân hàng cũng thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn nhằm tăng khả năng thanh khỏan cho mình.

Diễn biến trên thị trường tiền tệ hết sức phức tạp, sức ép về lạm phát leo thang, cùng với đó là những điều chỉnh gia tăng về lãi suất huy động vốn, cạnh tranh thu hút tiền gửi và các chiến dịch khuyến mãi, mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ ngân hàng. Đó là một sức ép không nhỏ lên hệ thống NHTM Việt Nam cũng như toàn bộ nền kính tế. Nguồn tiền gửi có quan hệ mật thiết tới hoạt động của các NHTM, là nguồn quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Do đó, các ngân hàng luôn luôn phải có những chiến lược nhằm huy động nguồn vốn này một cách triệt để nhất, tránh gây lãng phí cho toàn bộ nền kinh tế, cũng như phải thực hiện quản lý nguồn vốn quan trọng này sao cho thật hiệu quả. Đó vẫn là một câu hỏi lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, hệ thống Ngân hàng nước ta cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Thực tế vài năm qua cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng trung gian tài chính của mình. Điều này có được là nhờ hoạt động tương đối hiệu quả của hệ thống NHTM trong việc thu hút các nguồn vốn nhà rỗi để đưa vào nền kinh tế, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với việc nghiên cứu đề tài này, em đã có điều kiện tiếp cận sâu hơn đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng , mà trong phạm vi đề án đó mà huy động tiền gửi và các mô hình quản lý tiền gửi trong các NHTM. Qua tìm hiểu lý luận chung cũng như liên hệ với thực tiễn, em đã có được cái nhìn tổng quát hơn về bức tranh tài chính Việt Nam, đặc biệt là trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với những thành công có được như đã nêu trên, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong khâu huy động và quản lý tiền gửi. Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới, để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài, đưa nền kinh tế nước nhà bước lên một tầm cao mới thì hệ thống NHTM Việt Nam cần phải thực sự chuyển mình, phải nỗ lực hơn nữa mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại.

Do phạm vi nghiên cứu còn hạn chế cũng như kiến thức của bản thân có hạn, em cũng chưa thể có được những nhận xét sâu sắc, những đánh giá thực sự sắc sảo về bức tranh huy động và quản lý tiền gửi của hệ thống NHTM.

Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này, em cũng rất mong sẽ tiếp tục nhận được sợ giúp đỡ của thầy trong những đề án tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền gửi tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w