- Thu lãi từ hoạt động cho vay:
THƯƠNG BA ĐÌNH
3.2.8. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Trong mọi lĩnh vực, nhân tố con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nâng cao trình độ cán bộ trở thành một nhu cầu bức thiết của NHCT Ba Đình nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.
Để nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng cần có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng và đào tạo cán bộ cho từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu của công việc cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt chú trọng đến trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải am hiểu việc đọc và lập các báo cáo tài chính, hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. Từ đó có thể phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định chính xác.
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng cần phải hiểu được ý nghĩa cũng như nhược diểm của từng chỉ tiêu, lý giải được kết quả của những chỉ tiêu này so với chỉ tiêu đề ra của ngân hàng. Đồng thời có thể dựa vào giá trị của các chỉ tiêu để thấy được những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp và những bất hợp lý về số liệu nếu có. Có như vậy mới cán bộ tín dụng mới có thể đưa ra những đánh giá xác thực về năng lực tài chính của khách hàng, phục vụ đắc lực cho quá trình ra quyết định. Quá trình đào tạo cần tiến hành thường xuyên và mang tính dài hạn, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về các thay đổi liên quan tới chế độ chính sách, nhất là chế độ kế toán và các thông tin kinh tế nói chung.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì cũng cần phải nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đối với công tác phân tích tài chính khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của công việc, phải tuân thủ triệt để các quy trình phân tích và có trách nhiệm với độ an toàn của món vay. Đội ngũ cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề ngành trong sạch, phải chính trực, công bằng và tâm huyết với công việc. Muốn như vậy, ngoài việc phải thường xuyên giáo dục, ngân hàng còn phải đảm bảo thu nhập thỏa đáng cho cán bộ công nhân viên. Có như vậy thì họ mới có thể yên tâm công tác và không bị khách hàng xấu mua chuộc, lôi kéo.
Ngoài ra ngân hàng còn phải áp dụng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá cán bộ tín dụng mà ngân hàng áp dụng một chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm mục đích gắn kết trách nhiệm của cán bộ tín dụng với hoạt động phân tích khách hàng. Như đã phân tích ở trên, số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng còn ít không thể quản lý hết được tất cả các khách hàng thậm chí còn kiêm nhiệm thêm nhiều
công việc khác. Vì vậy, việc tăng cường thêm cán bộ tín dụng là điều tất yếu, nó cũng phù hợp với xu thế phát triển của ngân hàng.
Nguyên nhân của những khoản nợ khó đòi phần lớn đều xuất phát từ phía khách hàng nhưng cũng do không ít những sai phạm của cán bộ tín dụng. Năng lực thẩm định, đánh giá của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu cập nhật dẫn đến việc ra quyết định không chính xác.
Vì vậy việc đầu tiên hết sức cấp thiết đó là ngân hàng cần phải quy chuẩn lại đội ngũ cán bộ: cử người đi học, khuyến khích các cán bộ tín dụng học để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới nhất phục vụ cho công việc. Đồng thời thường xuyên hệ thống hóa lại các văn bản cũ mới để cán bộ nắm vững, tập trung đào tạo lý luận, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành đến từng cán bộ. Tổ chức các cuộc hội thảo để cán bộ có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp trong công việc. Bên cạnh đó có chính sách khuyến khích cán bộ tìm hiểu thêm vào những lĩnh vực mới, những kiến thức tổng hợp sẽ giúp rất nhiều cho công tác cho vay. Từ đó sẽ giúp mở rộng đối tượng khách hàng, tăng cường chiếm lĩnh thị trường.