Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay
2.4.1. Chỉ tiêu dư nợ quá hạn.
Có thể nói, hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại, nó mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Song song với việc mở rộng cho vay, ngân hàng cũng cần phải quan tâm đến việc thu hồi gốc và lãi theo đúng thời hạn để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Để đánh giá về chất lượng tín dụng, các ngân hàng thường đánh giá theo chỉ tiêu nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ quá hạn của các ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa cho biết được nguy cơ rủi ro của ngân hàng, để đánh giá được nguy cơ rủi ro của ngân hàng thì chúng ta cần cả hệ số nợ xấu K3, hệ số phản ánh các khoản nợ quá hạn so với tất cả các khoản cho vay của ngân hàng. Hệ số này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng và mức độ rủi ro của các giao dịch. Nếu ngân hàng chỉ quan tâm đến viêc làm tăng doanh số cho vay và dư nợ mà không quan tâm đến thu nợ làm tỷ lệ nợ quá hạn lớn thì việc mở rộng cho vay trở thành vô nghĩa vì nó không làm cho thu nhập của ngân hàng tăng lên mà ngược lại, gây ra tổn thất cho ngân hàng. Do đó chỉ tiêu nợ quá hạn và hệ số nợ xấu K3 là một cơ sở để ngân hàng xem xét có nên mở rộng cho vay hay không.
Bảng 2.13
Chỉ tiêu dư nợ quá hạn của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 7.8 16 9.76 6.06 20.3 22.2 Tổ chức kinh tế 4.5 15.05 6.06 0.6 17.03 9.8 Hộ gia đình và cá nhân 3.3 0.95 3.7 5.46 3 12.4 2. Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 930 1508 2058 2933 4290 5474 Tổ chức kinh tế 857 1434 1982 2847.5 3569 4746 Hộ gia đình và cá nhân 73 74 76 85.5 721 728 3. Hệ số nợ xấu K3 (%) 0.83 1.061 0.47 0.21 0.47 0.41
Nợ quá hạn/ Dư nợ của các tổ chức kinh tế (%)
0.53 1.05 0.31 0.021 0.48 0.21
Nợ quá hạn/ Dư nợ của hộ gia đình cá nhân (%)
4.52 1.28 4.87 6.39 0.42 1.7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008)
Kết quả tính toán cho thấy nợ quá hạn tại Sở giao dịch có xu hướng tăng giảm không đều, năm 2003, nợ quá hạn tại Sở giao dịch là 7.8 tỷ đồng, đến năm 2004 con số này lên tới 16 tỷ đồng nhưng sang năm 2006, nợ quá hạn chỉ là 6.06 tỷ đồng, năm 2007-2008 con số này còn cao hơn là 20.3-22.3 tỷ đồng. Tuy chỉ tiêu nợ quá hạn có tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008, biểu hiện ở hệ số nợ xấu K3 lại luôn nằm trong mức cho phép là <1%, duy chỉ có năm 2004, hệ số nợ xấu ở mức 1.06%, cao hơn mức kế hoạch của Sở là tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do trong năm 2004 có nợ quá hạn của hai công ty là Công ty Licola nợ 6.85 tỷ đồng, Công ty quan
hệ quốc tế đầu tư nợ 8.2 tỷ đồng và nợ của cá nhân là 0.95 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng tín dụng của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam được đảm bảo và cải thiện trong suốt thời kỳ 2003-2008 khi tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới mức bình quân, dưới 1% và chỉ có năm 2004 là 1.06%.
Xét về cơ cấu nợ quá hạn theo đối tượng cho vay, trong các năm 2003-2005 và năm 2007, nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế cao hơn nợ của hộ gia đình và cá nhân, trong hai năm 2006 và 2008, nợ quá hạn của hộ gia đình và cá nhân lại chiếm tỷ trọng chủ yếu. Đặc biệt trong năm 2006, nợ quá hạn của hộ gia đình và cá nhân là 5.46 tỷ đồng trong khi đó nợ của các tổ chức kinh tế chỉ là 0.6 tỷ đồng. Nếu xét riêng tỷ lệ nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế trên dư nợ của các tổ chức kinh tế và tỷ lệ nợ quá hạn của hộ gia đình, cá nhân trên dư nợ của hộ gia đình, cá nhân, trong bảng 2.12 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của cá nhân hộ gia đình rất lớn, thấp nhất là 0.42% và cao nhất là 6.39% vượt qua mức cho phép là nhỏ hơn 5%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của các tổ chức kinh tế luôn đạt ở mức ổn định là <1%, trừ năm 2004, tỷ lệ này là 1.05%. Nhưng vẫn nằm trong mức cho phép và an toàn.
Như vậy, dư nợ quá hạn của hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng dư nợ quá hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do quá hạn nợ lãi và một nguyên nhân khách quan là do tình hình sản xuất nông nghiệp không được thuận lợi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hộ gia đình và cá nhân. Do đó, khả năng thanh toán nợ đúng hạn là khó thực hiện.
Năm 2007, dư nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế là 17.3 tỷ đồng, chiếm 85.2% trong tổng dư nợ quá hạn, và chủ yếu lại tập trung tại các doanh nghiệp nhà nước với 17 tỷ đồng dư nợ quá hạn. Đây cũng là tình trạng chung hiện nay tại các ngân hàng do đó Sở giao dịch cần thực hiện nhiều kế hoạch tăng trưởng tín dụng, cân đối vốn cho vay…
Nợ quá hạn tăng nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn. Thực tế cho thấy nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân mà trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng không thể trảnh khỏi. Do đó, cần phải xác định rõ nợ quá hạn là do nguyên nhân nào,
nguyên nhân chủ quan hay khách quan…Yêu cầu cán bộ phải theo dõi, đôn đốc khách hàng trong việc hoàn trả vốn và lãi đúng hạn.