Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng tại sở giao dịch Agribank (Trang 62 - 67)

Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay

2.6.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

NHNO&PTNT Việt Nam

Trong những năm qua, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam đã dần phát triển và lớn mạnh, thông qua hoạt động tín dụng đã có những đóng góp to lớn và tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên có những vấn đề tồn tại không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam… Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cấp thiết với Sở giao dịch hiện nay. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam.

Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn

Mở rộng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, tiếp tục mở rộng các hình thức tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm

trả lãi lũy tiến theo số tiền gửi, tiết kiệm có thưởng…

Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư, đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ, quản trị tốt rủi ro lãi suất, giảm thấp lãi suất đầu vào, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực tài chính.

Làm tốt công tác thanh toán, nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích cho các tổ chức, thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của các tổ chức để thu hút thanh toán qua Sở giao dịch, tận dụng nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi. Quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống như Kho bạc Nhà nước, các tổ chức bảo hiểm, quỹ hỗ trợ, các dự án ODA… để duy trì nguồn vốn tiền gửi ổn định và vững chắc.

Giải pháp về sử dụng vốn

Trong toàn bộ quy trình cho vay, khâu thẩm định được xem là khâu quan trọng nhất, quyết định khả năng thu được lỗ lãi của Sở giao dịch, nếu khâu thẩm định làm không tốt thì các bước tiếp theo sẽ gặp khó khăn, là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ khó đòi. Do đó, trong khâu này đòi hỏi Sở giao dịch phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nắm rõ khách hàng.

Giải pháp tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng

Sở giao dịch cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có chính sách sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý, bám sát định hướng phát triển của toàn ngành, đảm bảo tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn. Sở giao dịch cũng cần xếp loại khách hàng, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng tín nhiệm, giảm dần dư nợ đối với khách hàng vay vốn có dấu hiệu rủi ro, quản lý chặt chẽ hạn mức cho vay đối với khách hàng, đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, Sở giao dịch cũng cần tiếp tục cân đối để giải ngân các dự án đồng tài trợ, các dự án đã cho vay vốn.

Mở rộng hội nghị khách hàng, tuyên truyền cơ chế chính sách tín dụng của Nhà nước, của ngành và phát huy triệt để tính ưu việt của các chương trình phối hợp với các tổ chức, đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay, thu nợ, thu lãi qua tổ chức để giảm tải công việc cho cán bộ tín dụng.

Sở giao dịch cũng cần tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy trình, nghiệp vụ tín dụng, phối hợp với các tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ, tổ chức tự kiểm tra nghiệp vụ tín dụng, đôn đốc thực hiện sửa sai sau kiểm tra.

Thực hiện phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro không chỉ là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng mà nó còn được coi là một nguyên tắc kinh doanh theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên việc phân tán rủi ro không có nghĩa là chia đều vốn vay cho khách hàng mà phải thực hiện đầu tư có trọng điểm và xác định được một cơ cấu tín dụng hợp lý. Cơ cấu tín dụng hợp lý thể hiện ở tỷ trọng cho vay từng khu vực, ngành nghề; tỷ trọng cho vay ngắn, trung, dài hạn; tỷ lệ cho vay của từng khách hàng và từng nhóm khách hàng… Cơ cấu tín dụng một mặt thể hiện chiều hướng kinh doanh và chính sách tín dụng của ngân hàng, mặt khác nó cũng là giải pháp để phòng chống rủi ro.

Tăng cường công tác thu nợ và quản lý nợ quá hạn

Để đảm bảo an toàn cho kinh doanh tín dụng thì điều cốt yếu và quan trọng nhất đó là việc quản lý nợ và công tác thu hồi nợ.

Cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay, từ khi thẩm định đến khi thu nợ, phải theo dõi quá trình thanh toán nợ của khách hàng. Quyết định cho vay là do cán bộ tín dụng phụ trách, vì vậy cần phải gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng đó với khoản tiền khi cho vay.

Ngoài ra, cũng cần có sự hỗ trợ, phối hợp của các cấp, các ngành liên quan để đảm bảo cho hoạt động của Sở giao dịch có hiệu quả, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật.

Cuối cùng, Sở giao dịch cần thực hiện việc đánh giá, phân loại các khoản nợ để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay như nợ đủ tiêu chuẩn và nợ có vấn đề. Trong đó cần phải chú ý đến các khoản nợ có vấn đề, tức là các khoản nợ có dấu hiệu tổn thất, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi hoặc khả năng thu hồi không đáng kể. Để từ đó Sở có thể mở rộng hay thu hẹp một loại tín dụng nào đó nhằm có biện pháp điều chỉnh theo diễn biến các khoản nợ.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của cán bộ tín dụng.

Sở giao dịch cần phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, không chỉ kiểm tra trước khi cho vay mà còn phải kiểm tra trong và sau khi cho vay, kiểm soát đơn vị vay, cá nhân vay về tình hình vay vốn, sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ. Có thể tổ chức kiểm tra định kì hoặc đột xuất trên cơ sở các báo cáo tài chính hoặc trực tiếp xuống tận đơn vị, cá nhân vay vốn.

Nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ Sở giao dịch cần tiếp tục sắp xếp ổn định tổ chức va nhân sự cho các phòng nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, đổi mới tác phong giao dịch ,đáp ứng tốt nhất dịch vụ cho khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.

KẾT LUẬN

Có thể nói, tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu nhất mang tính sống còn đối với các ngân hàng nói chung và Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam nói riêng. Băng việc là cầu nối giữa người thừa vốn với người thiếu vốn, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay nhằm mục đính phục vụ sản xuất kinh doanh và sử dụng triệt để những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại.

Qua việc phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam, qua sự thể hiện của các con số, đã giúp em hiểu thêm về thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch trong những năm gần đây. Có thể nói, Sở giao dịch

đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhưng về cơ cấu dư nợ còn có nhiều điểm chưa hợp lý, tuy một hai năm trở lại đây đã được khắc phục phần nào. Không thể phủ nhận rằng Sở giao dịch là một trong những đơn vị có năng lực cạnh tranh, quy mô tín dụng, lợi nhuận thu được cao và có khả năng cạnh tranh nhất trong hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam.

Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”, Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam đã và đang cam kết đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung ứng các sản dịch vụ đạt chất lượng cao, sản phẩm ngân hàng đa dạng, được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại với các tiện ích hoàn hảo, cùng sự nhiệt tình chu đáo của đội ngũ cán bộ nhân vieen năng động, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Sở giao dịch đã giữ vững danh hiệu và vị thế của một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng tại sở giao dịch Agribank (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w