MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 56 - 73)

III. Khả năng thanh toán

L?i nhu?n tru?c thu?

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

III.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội

hoàn thiện và phát triển hiệu quả sẽ góp mở rộng thị trường cho ngân hàng Quân Đội. Bằng uy tín và khả năng tài chính của mình có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Làm tốt hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ nâng cao uy tín và tên tuổi của ngân hàng mà còn thiết lập các mối quan hệ ngân hàng đại lý với ngân hàng nước ngoài.

Với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã không ngừng hợp tác với các quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Hàng loạt các chính sách và biện pháp kinh tế được thay đổi để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Các hoạt động xuất nhập khẩu, viện trợ, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, cùng với hàng loạt các chi nhánh ngân hàng nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam, đã tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Do đó các ngân hàng thương mại Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì không chỉ hoạt động kinh doanh đối nội mà còn phải kinh doanh đối ngoại thật tốt.

Muốn tổ chức kinh doanh đối ngoại, trước hết các ngân hàng nên chú trọng vào hoạt động thanh toán quốc tế. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hội sở và các chi nhánh, sự phối hợp giữa kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại làm sao để đạt hiệu quả cao nhất. Đây là vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Để thích nghi với nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, ngân hàng TMCP Quân Đội đã hoạt động kinh doanh đa năng, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế. Đặt ra phương hướng và nhiệm vụ cho các phòng ban nói chung và phòng kinh doanh đối ngoại nói chung để khắc phục những tồn tại và phát huy được các lợi thế của ngân hàng, cụ thể như sau:

+ Hoạt động mua bán ngoại tê, thanh toán quốc tế phấn đấu tăng từ 20 – 30% so với năm trước

+ Không ngừng hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng.

+ Không ngừng mở rộng hợp tác thanh toán với các ngân hàng trong nước và quốc tế, giữ được chữ tín để tiếp tục khai thác được các khách hàng tiềm năng và các nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài. Để từ đó góp phần mở rộng kinh doanh. Kế hoạch tăng vốn ngoại tệ từ 30 – 35%, tập trung ngoại tệ cho vay các chương trình dự án lớn.

+ Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đang mở ra, phòng thanh toán quốc tế cần tăng cường, bồi dưỡng kiến thức thương mại quốc tế, luật thương mại quốc tế cho cán bộ để phát triển các nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tê, kiều hối, thanh toán biên giới…

+ Quản lý chặt chẽ các hoạt động tín dụng, bảo lãnh trả chậm, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, bảo đảm không để xảy ra vi phạm quy định của ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối và chế độ tín dụng. + Tích cực nghiên cứu dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh

toán. Đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, phát triển doanh thu về dịch vụ (trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế) ngày càng cao khoảng 15 – 20

+ Đẩy mạnh công tác tạo nguồn vốn thông qua hoạt động thanh toán quốc tế , bởi tạo vốn thông qua phát triển các nghiệp vụ thanh toán là hình thức huy động vốn hiệu quả nhất, bởi không chỉ có chi phí trả lãi thấp mà còn mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể cho ngân hàng.

III.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế III.2.1 Giải pháp thu hút khách hàng

Đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì khách hàng là một yếu tố quan trọng. Khách hàng quyết định khối lượng và qui mô hoạt động của ngân hàng đó. Để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân hàng TMCP Quân Đội cần:

III.2.1.1 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý

Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý là xây dựng và củng cố uy tín của ngân hàng TMCP Quân Đội đối với khách hàng trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh một cách chắc chắn, tạo cho khách hàng sự yên tâm và tin cậy khi giao dịch thanh toán quốc tế qua ngân hàng TMCP Quân Đội. Chính sách khách hàng hợp lý về cơ bản là không phân biệt khách hàng về thành phần kinh tế. Nhưng do áp dụng một số ưu đãi hợp lý trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, áp dụng chính sách ưu đãi căn cứ vào một số đối tượng và mối quan hệ truyền thống giữa ngân hàng và khách hàng.

Đối tượng khách hàng được ưu đãi:

+ Khách hàng có quan hệ truyền thống tốt, các bạn hàng lâu dài từ trước đến nay

+ Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu lớn + Các tổng công ty có số dư tiền gửi, tiền vay lớn

+ Các doanh nghiệp quốc doanh có tiềm năng là bạn hàng lâu dài

Hình thức ưu đãi:

+ Ưu đãi về vốn và lãi suất khi vay vốn: Với những khách hàng đặc biệt, bạn hàng làm ăn lâu dài thì cho họ hưởng lãi xuất cho vay thấp hơn đối với các khách hàng khác

+ Ưu đãi trong việc thế chấp tài sản khi vay vốn

hàng luôn đảm bảo uy tín trong nghĩa vụ thanh toán

+ Ưu tiên bán ngoại tệ theo tỷ giá ưu đãi cho khách hàng thường xuyên mua ngoại tệ của ngân hàng TMCP Quân Đội

+ Ưu đãi về phí dịch vụ, trong đó có phí thanh toán quốc tế.

Những chính sách ưu đãi về lãi suất và ưu đãi vật chất là không thể thiếu trong sự thành công của chính sách khách hàng tại ngân hàng

III.2.1.2 Đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếp văn minh lịch sự.

Phong cách phục vụ văn minh, lịch sự là yếu tố quan trọng để thực hiện chiến lược thu hút khách hàng. Thái độ, phong cách giao tiếp chính là nghệ thuật lôi kéo khách hàng, giữ chân khách hàng hiệu quả. Trong hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Quân Đội hiện nay rất chú trọng đến các chính sách quảng cáo về lãi suất tiền vay, quảng cáo an toàn tiền gửi, quảng cáo về các dịch vụ của ngân hàng…Đó là phương pháp tốt để gây tín nhiệm, tạo lòng tin cho khách hàng khi đến với ngân hàng. Song thực tế, sự quyết định lựa chọn của khách hàng trong giao dịch không hoàn toàn do quảng cáo, mà do các hoạt động giao tiếp của nhân viên ngân hàng. Trong mắt khách hàng nhân viên là hình ảnh của ngân hàng nên khi thực hiện nghiệp vụ các nhân viên ngân hàng phải hiểu rằng chính mình cũng đang làm marketing cho ngân hàng.

Phong cách giao tiếp văn minh lịch sự, chính xác, nhanh gọn và không gây phiền hà cho khách hàng là nghệ thuật thu hút khách. Đồng thời trình độ kiến thức nhanh nhạy, chuyên sâu về thanh toán quốc tế của đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế.

III.2.1.3 Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế

ngoại thương đều có sự am hiểu thông suốt về luật lệ, nguyên tắc,… trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính của họ luôn luôn đáp ứng đầy đủ ngay được các nhu cầu chi trả. Có nhiều khách hàng với kiến thức còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân họ trong khi ký kết các hợp đồng mua bán cũng nhu trong việc thiết lập các chứng từ thanh toán. Chính vì vậy, ngoài việc thiết lập hồ sơ thanh toán của khách hàng yêu cầu, ngân hàng TMCP Quân Đội cần có sự tư vấn cho các khách hàng trên nhiều khía cạnh

Với kinh nghiệm nghề nghiệp của mình ngân hàng nên tư vấn miễn phí cho khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ:

+ Tư vấn cho khách hàng ngay từ khi lập và ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu: Nên sử dụng phương thức và công cụ thanh toán thuận tiện, chi phí thấp, ngoài ra còn tính đến lợi ích tối đa mà phương thức thanh toán đó có thể mang lại

+ Đối với khách hàng xuất khẩu: Hướng dẫn cho khách hàng lập các chứng từ phù hợp với thông lệ quốc tế và trong nước, đảm bảo có sự thống nhất giữa các chứng từ mà bên đối tác có thể từ chối và thanh toán. Mọi chứng từ được lập ra phải cụ thể, rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm và mâu thuẫn có thể xảy ra

+ Đối với khách hàng nhập khẩu: Tư vấn cho khách hàng về các phương thức thanh toán, cán bộ thanh toán quốc tế yêu cầu khách hàng của mình chuẩn bị sẵn nghiệp vụ thanh toán để quá trình thanh toán được diễn ra trôi chảy.

III.2.2 Không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác thanh toán quốc tế với các ngân hàng trong và ngoài nước

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, sự liên minh hợp tác là rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng. Đặc biệt nước ta với trình độ chuyên môn về thanh toán quốc tế còn thấp so với thế giới, việc các ngân hàng thương mại trong nước hợp tác với nhau có thể khắc phục được những hạn chế còn thiếu sót trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trao đổi công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực có trình độ cao giữa các ngân hàng sẽ làm tăng tính hiện đại và chuyên nghiệp trong hoạt động thanh toán từ đó có thể phục vụ được nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng.

Bên cạnh đó để phục vụ tốt quá trình thanh toán quốc tế sao cho nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và chi phí thấp. Ngân hàng TMCP Quân Đội cần khắc phục tình trạng chuyển tiền vòng vèo qua nhiều trung gian, dẫn đến việc chậm trễ và phí tổn cao. Ngân hàng TMCP Quân Đội cần mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Đặc biệt là ở những quốc gia mà Việt Nam có quan hệ thương mại lớn như Mỹ, Nhật Bản, các nước ASEAN,… Tiến tới việc thiết lập các văn phòng đại diện và các chi nhánh ngân hàng Quân Đội tại những nước có quan hệ thương mại lớn.

III.2.3 Hoàn thiện công cụ và phương thức thanh toán

Để có thể cung cấp một cách tốt nhất dịch vụ thanh toán cho khách hàng thì ngoài các đòi hỏi về trình độ cán bộ, công nghệ ngân hàng, một yếu tố không thể thiếu là một quy trình hợp lý. Ngân hàng TMCP Quân Đội cần thường xuyên xem xét, đánh giá lại các khâu trong quy trình của mình để sửa đổi những khâu không còn phối hợp hay loại bỏ các khâu không cần thiết, đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động của ngân hàng và sự thuận tiện cho khách hàng. Chẳng hạn như khâu mở L/C, cần phân loại khách hàng mở L/C ký quĩ 100% hay không đủ 100% vay để mở L/C, đối với mỗi loại cần có hình thức quản lý giám sát riêng, với hình thức mở L/C ký quĩ 100% thì ngân

hàng có thể giảm bớt sự giám sát của mình vì độ an toàn tương đối cao, nhưng đối với hình thức ký quĩ không đầy đủ thì ngoài dịch vụ thanh toán, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tín dụng, cần phải có đầy đủ các thủ tục như đối với hoạt động cung cấp tín dụng: Thu thập thông tin, phân tích khách hàng thật kỹ càng trước khi ra quyết định có cho khách hàng ký quĩ đủ 100% hay không. Ngân hàng cũng cần không ngừng sửa đổi và hoàn thiện tất cả các khâu khác như khi L/C có sai xót, việc sửa đổi cần được thực hiện nhanh chóng hơn, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra cũng cần phân loại khách hàng thanh toán là doanh nghiệp nội địa hay doanh nghiệp nước ngoài để có các sửa đổi trong các khâu sao cho phù hợp. Cần chú trọng khâu mở L/C thật hoàn hảo và chính xác để tránh những rắc rối phức tạp nảy sinh sau đó.

Bên cạnh đó để hoàn thiện công cụ và phương thức thanh toán, việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Một ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại, nhờ có công nghệ thanh toán hiện đại thì ngân hàng mới nâng cao được chất lượng phục vụ, mở thêm các dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ, có như vậy mới có thể hội nhập với cộng đồng ngân hàng quốc tế.

III.2.4 Giải pháp nhằm phòng chống rủi ro

Xu hướng tự do hoá và toàn cầu hoá kinh tế khiến hoạt động thanh toán quốc tế ở các ngân hàng Việt Nam càng trở nên phức tạp, dẫn tới có nhiều rủi ro hoạt động.

Trong tất cả các giao dịch ngoại hối, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối.

Có hai bộ phận cấu thành rủi ro ngoại hối đó là mua bán ngoại hối và hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ.

Hoạt động mua bán ngoại hối của ngân hàng

Bao gồm:

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợp đồng ngoại thương;

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp;

- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho chính mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro ngoại hối;

- Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá.

Hai hoạt động đầu tiên, ngân hàng thường thực hiện cho khách hàng để thu phí, và do đó, rủi ro ngoại hối ngân hàng không phải gánh chịu. Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối (phòng vệ), tức là nhằm giảm rủi ro ngoại hối. Như vậy, rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở (open position) đối với những hoạt động mua bán mang tính đầu cơ (unhedged position) tức là hoạt động thứ tư. Trạng thái ngoại hối mở thường được thực hiện trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại hối và đặc biệt là đối với những ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư lớn là những ngân hàng tạo thị trường bằng cách niêm yết tỷ giá mua bán hai chiều “Bid – Ask” đối với ngoại tệ giao dịch.

Các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường ngoại hối rất đa dạng. Trong đó, nghiệp vụ giao ngay được xem là phổ biến, thông qua nghiệp vụ này các ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra hoặc là chờ tỷ giá thay đổi sau một thời gian. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể duy trì trạng thái ngoại hối mang tính đầu cơ trong các nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn, hoặc giao

dịch hoán đổi ngoại tệ.

Sự không cân xứng

Khía cạnh thứ hai của rủi ro ngoại hối mà các ngân hàng phải chịu là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như : các khoản cho vay bằng ngoại tệ; các chứng khoán bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w