Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, với những cam kết mới, Ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ đến từ phía các Ngân hàng trong cùng địa bàn mà còn phải cạnh tranh với những Ngân hàng nước ngoài mới tại Việt Nam. Những Ngân hàng này có vị thế lớn về tài chính, công tác tổ chức quản lý. Điều đó đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành.
Mặt khác do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 sẽ thấp hơn năm 2008; các nước phát triển có khả năng suy thoái, các nước mới nổi và đang phát triển suy giảm hoặc tăng trưởng với tốc độ thấp. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tiết kiệm, đầu tư và khối lượng vốn luân chuyển ở trong nước suy giảm hoặc tăng trưởng với tốc độ thấp so với các năm trước. Nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư có xu hướng giảm xuống. Ngân hàng cần tiến hàng mọi biến pháp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn có hiệu quả thì Ngân hàng cần có một nguồn vốn ổn định.
Ngân hàng cần đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng và linh hoạt. Các hình thức huy động có thể bao gồm các hình thức khuyến mãi như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, phát hành các loại giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường cấp I (thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế) và thị trường cấp II (thị trường liên Ngân hàng) …Đồng thời điều chỉnh lãi suất tiền gửi cho phù hợp với tình hình biến động
của nền kinh tế đặc biệt là điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý nhằm tăng khả năng huy động tiền gửi dân cư, tiền gửi thanh toán cả bằng nội tệ và các ngoại tệ mạnh.
Ngân hàng phải thường xuyên nắm bắt thị trường, tích cực tìm kiếm những nguồn vốn trung và dài hạn với chi phí rẻ. Để có được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tăng trưởng ổn định và vững chắc thì Ngân hàng cần phân tích và cơ cấu lại nguồn vốn. Ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay dài hạn, giữa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng cần phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong Ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ thứ cấp và dự trữ sơ cấp sẽ giúp Ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản, vừa có thu nhập hợp lý. Tránh tình trạng Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
Đặc biệt, Ngân hàng có thể tranh thủ nguồn vốn trung và dài hạn theo các chương trình, dự án phát triển, khuyến khích DN vừa và nhỏ của các tổ chức quốc tế để tăng nguồn vốn cho Ngân hàng, giúp cho các DN có điều kiện đổi mới công nghệ, thiết bị.
Ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới phòng giao dịch ở các khu dân cư đông đúc, phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: thẻ ATM, chi trả lương qua tài khoản…để tạo điều kiện thuận lợi và đem đến các dịch vụ tiện ích đi kèm cho khách hàng. Qua đó, sẽ giảm được lượng tiền mặt lưu thông, Ngân hàng huy động được nguồn vốn ổn định hơn, sử dụng nguồn tiền gửi của dân cư một cách lâu dài.