Công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 41 - 43)

III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH TẠO NÊN HẠN CHẾ.

7. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài kém hiệu quả.

Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp có tình trạng này mà FDI trong các ngành đều có tình trạng chung như vậy.

Cuộc cạnh tranh để thu hút vốn FDI giữa các nước trong khu vực đang diễn ra rất quyết liệt; dòng vốn FDI không phải dễ dàng thu hút được; các TNC đang hướng vào những quốc gia có môi trường đầu tư lý tưởng nhất. Do vậy, xúc tiến đầu tư là một công cụ quan trọng để thu hút FDI.

Ở Việt Nam, từ năm 2001 trở lại đây, công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải tiến và hình ảnh của Việt Nam đã được quảng bá qua các cuộc hội thảo quốc tế, các chuyến thăm và làm việc của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ ở nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức. Việc gắn chặt các hoạt động ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư đã có tác động tích cực đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tư. Công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của một đất nước Việt Nam, nơi có chính trị-xã hội ổn định và môi trường đầu tư tương đối

thuận lợi, lại rất yếu kém. Chẳng hạn như kênh truyền hình VTV4 dành cho người Việt ở nước ngoài không có chuyên mục về cơ hội đầu tư hay những thông tin liên quan đến kêu gọi đầu tư. Điều này cũng gây hạn chế nhiều về cơ hội đầu tư của Việt kiều. Tại các địa phương, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài cũng rất được coi trọng nhưng lại xem nhẹ công tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư nên số lượng đầu tư vào Việt Nam không được như mong muốn, số lượng các tập đoàn, các công ty có tiếng trên thế giới xuất hiện ở Việt Nam chưa nhiều.

Tất nhiên xúc tiến đầu tư không đơn giản chỉ là các hoạt động tuyên truyền, quảng bá việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài; mà là hệ thống các biện pháp tiếp thị tổng hợp của chiến lược quốc gia về sản phẩm, về giá cả, về môi trường đầu tư để thu hút FDI từ các thị trường và đối tác khác nhau.

Việc xúc tiến đầu tư không hiệu quả là do những nguyên nhân chủ yếu như các thông tin được trình bày trong các tài liệu về xúc tiến đầu tư không bao quát được nhu cầu mà nhà đầu tư cần biết, như cơ sở hạ tầng và các chi phí, lao động và giá cả, các tiện ích có sẵn và khả năng tiếp cận một thị trường đầy tiềm năng ; chất lượng của các trang thông tin điện tử kể cả của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói chung là thấp và không được cập nhật thông tin đầy đủ ; các hoạt động xúc tiến đầu tư thường kết hợp với các đoàn ra công tác ở nước ngoài, hoặc được tổ chức Hội thảo tại các thành phố lớn trong nước do lãnh đạo chính quyền tỉnh, thành phố chủ trì, chưa trở thành một hoạt động thường xuyên do các cơ quan chuyên trách thực hiện. Sau khi tiến hành xúc tiến đầu tư cũng chưa tổ chức theo dõi để đánh giá kết quả ; trong một số trường hợp, Hội thảo về xúc tiến đầu tư mang nặng tính hình thức, chỉ để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w