giai đoạn 2004 – 2006
Đóng trên địa bàn quận Đống Đa – là một trung tâm chính trị và văn hoá của Thủ đô, NHCT Đống Đa đã gặp được những thuận lợi ban đầu là hoạt động trên một địa bàn thuận lợi về môi trường kinh tế, nơi đây có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn khá nhiều, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển ổn định đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến năm 2009, NHCT Đống Đa cũng như các ngân hàng khác đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thêm vào đó tình hình kinh tế nước ta cũng có những diễn biến xấu, lạm phát ở mức cao, liên tục có những cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ... kèm theo đó là tình trạng cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa những Ngân hàng thương mại với nhau. Ở trong nước tình trạng đình trệ sản xuất diễn biến liên tục trong nhiều tháng liền, chi phí sản xuất đầu vào tăng đột biến, sức mua của thị trường giảm sút, nhiều ngành sản xuất hàng hoá có mức bán thấp luôn có lượng tồn kho cao. Nhịp độ tăng trởng kinh tế bị giảm sút, cán cân th- ương mại trong tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là trong nhiều tháng cuối năm 2007 đến năm 2009 tỷ giá ngoại tệ tăng liên tục đã làm cho sản xuất kinh doanh trong nước không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng.
Trong bối cảnh như vậy, hướng theo mục tiêu tăng trởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và các định hướng lớn của ngành, trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ hoạt động NHCT Đống Đa với những biện pháp thích hợp vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo nguồn vốn đầu tư tín dụng có hiệu quả. Cho nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tốt đẹp.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của các NHTM. Các NHTM luôn cố gắng huy động nhiều vốn bởi vì vốn là vấn đề “sống còn” trong kinh doanh của các tổ chức tài chính. Với lợi thế là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời có nhiều uy tín, CN NHCT Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này được minh chứng qua lượng vốn huy động của CN trong các năm khá lớn so với các CN NHTM khác.
Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thông thoáng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của dân cư. Công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin tưởng của người gửi tiền.
Song song với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện với tiêu chí là: nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng.
Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động vốn không cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác hệ thống trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh, nhưng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý tiền gửi dân cư được chi nhánh thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức. Qua đó đã khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi của dân cư và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng.
Bảng 2.1: Giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh năm 2006-2008
Đơn vị: tỷ đồng
Năm2006 Năm 2007 Năm 2008
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
1.Tiền gửi tiết kiệm 1492 48,25 1692 49,10 1852 49,50 2.Tiền gửi của các tổ
chức kinh tế 1400 45,28 1414 41,03 1503 40,18
3.Kỳ phiếu 200 6,47 340 9,87 386 10,32
Tổng 3092 100 3446 100 3741 100
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa( 2006 -2008)
Từ bảng 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng lên qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm đi, nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM khác đặc biệt là các NHTM cổ phần. Cụ thể năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 3446 tỷ đồng bằng 104% so với kế hoạch, tăng so với năm 2006 là 354 tỷ đồng, tốc độ tăng là 11,5%; năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 3741 tỷ đồng bằng 93,5% so với kế hoạch, tăng so với năm 2005 là 295 tỷ đồng, tốc độ tăng là 8,56%.
Kết quả đó có được là nhờ Chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo; nâng cấp các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu; cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng tiện ích. Đồng thời chi nhánh không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động như huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang… Chi nhánh chủ động tìm kiếm các nguồn vốn tạm thời như phối hợp với Ban quản lý các dự án để thu hút nguồn tiền đền bù, giải phóng mặt bằng ở nút giao thông Kim Liên – Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở,…
Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, tiền gửi dân cư luôn chiếm phần lớn và tăng đều qua các năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng
chiếm một tỷ lệ lớn, nhưng đang giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động.
2.1.3.2. Hoạt động đầu tư vốn tín dụng
Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh (2006 – 2008)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm2006 Năm 2007 Năm 2008
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1.Cho vay ngắn hạn 1300 59 1357 66 1083 69 2.Cho vay trung và
dài hạn 903 41 687 34 494 31
Tổng 2203 100 2044 100 1577 100
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006 – 2008)
Từ bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh giảm dần trong 3 năm, đặc biệt vào năm 2008 dư nợ của Chi nhánh giảm mạnh chỉ còn 1577 tỷ đồng, bằng 77,15 % so với dư nợ năm 2004 và bằng 71,58 % so với dư nợ năm 2006. Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ giảm là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông trả nợ trước hạn theo quyết định của thanh tra, số tiền trả nợ là 16 tỷ đồng. Mặt khác, do có một số đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ nên chi nhánh không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ tập trung thu nợ; một số doanh nghiệp cổ phần hóa có nguồn thu từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay cán bộ, công nhân viên nên đã giảm nợ vay ngân hàng. Việc tìm kiếm khách hàng mới lại gặp sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác cùng địa bàn. Vì vậy, hiện nay chi nhánh đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những giải pháp mới để đưa chi nhánh thoát khỏi tình trạng thua lỗ.
• Về cho vay ngắn hạn
Trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh
ổn định và có hiệu quả. Do vậy, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ thường rất lớn trên 50% tổng dư nợ của chi nhánh. Các doanh nghiệp thường xuyên vay ngắn hạn chi nhánh là: Công ty dược liệu TƯ 1, Công ty Sao Vàng, Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng Đình, Công ty sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,… Gần đây nhất, vào năm 2008, Chi nhánh đã giải ngân cho Công ty cơ điện Trần Phú 352 tỷ đồng để nhập nguyên liệu sản xuất dây cáp điện, giải ngân cho Công ty Cổ phần dược TƯ 1 để nhập dược liệu, hóa chất, tinh dầu để sản xuất thuốc chữa bệnh.
• Về hoạt động cho vay trung và dài hạn
Hoạt động cho vay dự án là lĩnh vực thế mạnh của các NHTM Nhà nước từ trước tới nay. Nguyên nhân là do các NHTM cổ phần phần lớn là mới hoạt động, còn nhiều hạn chế về vốn và trình độ không thể đáp ứng được các dự án có thời gian dài, rủi ro cao nên hầu như chưa dám tiếp cận với lĩnh vực này. Trong hoàn cảnh đó, với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ, CN NHCT Đống Đa đã thực sự trở thành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự án. Trong suốt những năm qua, nhiều dự án đã được giải ngân ở CN NHCT Đống Đa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
Năm 2006, Chi nhánh đã giải ngân cho các dự án:
- Dự án nhập thiết bị để thi công nhà máy Thủy điện A Vương của Công ty Lũng Lô với số tiền là 43,5 tỷ đồng.
- Tiếp tục giải ngân cho Tổng Công ty XDCTGT 8 thi công dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch – Pháp Vân, số tiền 22,5 tỷ đồng.
- Dự án truyền hình cáp của Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội, số tiền 22 tỷ đồng.
Năm 2007, Chi nhánh đã giải ngân cho một số dự án:
hệ thống vận chuyển hành khách tuyến đường Hà Nội – Nội Bài.
- Giải ngân 4,5 tỷ đồng để đầu tư mua xe taxi cho công ty Vận tải Vạn Xuân.
- Đầu tư 10 tỷ đồng để nâng cấp mạng truyền hình của Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội.
Năm 2008, Chi nhánh giải ngân cho một số dự án:
- Dự án đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất đèn huỳnh quang công suất 7.000.000 sp/năm của Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, tổng nguồn vốn trên 13 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh đầu tư 9,5 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư phân xưởng sản xuất thuốc viên kháng sinh đạt tiêu chuẩn GMP của Công ty cổ phần dược trung ương, trong đó chi nhánh đầu tư 10 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư xây dựng trụ sở, nhà điều hành của Công ty Thương mại và Dịch vụ Vạn Xuân tại 45 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, tổng nguồn vốn đầu tư 17 tỷ đồng trong đó Chi nhánh đầu tư 12 tỷ đồng.
2.1.3.3. Tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng
Với công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, CN đã áp dụng rất nhiều biện pháp như giao chỉ tiêu cho các phòng, phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ, hàng tháng tổ chức họp giao ban tín dụng yêu cầu các phòng khách hàng phải đưa ra tình hình, biện pháp và giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể với từng khách hàng có nợ xấu, nợ tồn đọng. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa thực sự có hiệu quả cao, minh chứng là lượng nợ thu hồi được thấp, đặc biệt năm 2008 chi nhánh chỉ thu hồi được 3,159 tỷ đồng tức là chỉ thực hiện được 22,1% so với kế hoạch được giao từ đầu năm (Số liệu bảng 3).
Nợ quá hạn của CN tăng qua các năm, nợ quá hạn năm 2008 gấp 3,89 lần nợ quá hạn năm 2007 và gấp 6,47 lần nợ quá hạn năm 2006 (Số liệu bảng 2.3).
viên trực thuộc Tổng Công ty XD CTGT 8, do những món vay từ năm 2006 và đầu năm 2007 đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được nợ. Ngoài ra, một số khoản nợ đã tiềm ẩn rủi ro từ những năm trước nhưng đến năm 2008 mới chuyển sang nợ xấu như Công ty Đầu tư XD số 2, Công ty điện tử Sel. Việc xử lý nợ xấu của chi nhánh chắc chắn sẽ rất khó khăn và đòi hỏi thời gian dài sau này.
Bảng 2.3: Số liệu nợ được thu hồi và nợ xấu của Chi nhánh (2006 – 2008)
Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nợ được thu hồi 9,368 39,909 3,159
Trong đó :
Thu nợ quá hạn 8,023 39,222 2,102
Thu nợ tồn đọng 1,345 0,687 1,057
Nợ xấu 170,1
Nợ quá hạn 14,761 24,528 95,490
2.1.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Bảng 2.4: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh năm 2006-2008
Đơn vị : USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thanh toán quốc tế:
Mở L/C nhập khẩu 41.195.006 42.258.674 50.643.224 Thanh toán L/C nhập
khẩu 45.186.498 45.524.340 51.650.420
Thanh toán L/C xuất
khẩu 1.418.116 3.970.046
Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua 57.817.873 46.933.708 55.528.048 Doanh số bán 57.863.860 47.641.803 55.763.448
Chi trả kiều hối 2.068.056 1.745.692 1.875.868
Tổng thu phí từ hoạt động kd ngoại tệ 2.708.000.00 0 3.000.000.00 0 4.096.000.000
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa ( 2006-2008)
Từ bảng số liệu 4 ta thấy tổng thu phí và doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ luôn tăng lên trong suốt 3 năm qua, năm 2008 tổng thu phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng 36,5% so với năm 2007, và tăng 51,25% so với năm 2006, điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN NHCT Đống Đa ngày càng phát triển.
• Thanh toán quốc tế
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu.
Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời nó cũng là cơ sở tăng nguồn ngoại tệ nhờ mua lại và tăng thu dịch vụ nhờ thu phí cho chi nhánh.Do thấy được tầm quan trọng đó nên chi nhánh không ngừng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống chi trả để thu hút nguồn kiều hối về phía mình. Hàng năm, chi nhánh đều tổ chức đào tạo, bố trí cán bộ và bộ phận chi trả hợp lý, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Đặc biệt, từ năm 2005, chi nhánh đã phát triển các dịch vụ chi trả kiều hối Western Union và qua mạng Swift, đây là một tiến bộ công nghệ mới sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong chuyển tiền.
• Công tác tiền tệ - kho quỹ
Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu – chi tiền mặt. đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi, thường xuyên đảm bảo việc kiểm ngân, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn kho quỹ. Ngoài việc thu tiền tại trụ sở chính, Chi nhánh thường xuyên có 7 tổ thu tiền mặt lưu động tại 43 cửa hàng, 13 đại lý của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và của Chi nhánh Điện lực Đống Đa. Chi nhánh tổ chức thu tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn. Các cán bộ làm công tác kiểm ngân của Chi nhánh luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính liêm khiết, đã nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách hàng.
Ngoài việc thu chi tiền mặt, Chi nhánh còn thực hiện tốt việc chọn lọc