Kiến nghị với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 76 - 82)

II: DƯ NỢ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN

3.3.2.Kiến nghị với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

3.3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính

Nâng cao năng lực tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa bằng cách:

(a) Giảm tốc độ tăng trưởng tài sản có rủi ro, nâng cao chất lượng danh mục khoản vay;

(b) Tăng thêm lợi nhuận sau thuế bằng cách:

• Tăng chênh lệch lãi suất huy động và cho vay: Vấn đề này có thể thực hiện được trong dài hạn. Chênh lệch lãi suất cho vay đầu ra và lãi suất huy động đầu vào cần phải tính toán hợp lý nhằm đảm bảo bù đắp được chi phí

hoạt động, trích lập dự phòng rủi ro và nộp thuế cho ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo có nguồn lợi nhuận cho ngân hàng thực hiện bổ sung các quỹ và tăng vốn tự có cho ngân hàng;

• Giảm chi phí: Khả năng này là khó thực hiện vì chi phí hoạt động của các NHTM nhà nước hiện nay cũng tương đối thấp.

3.3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức

Cơ cấu lại mô hình tổ chức, tăng cường năng lực quản trị điều hành nhằm đạt được các yêu cầu sau:

(a) Trước hết, tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển các nghiệp vụ mới;

(b) Hướng các hoạt động ngân hàng tới khách hàng theo cách thay đổi lại tiêu thức phân định các phòng ban từ theo loại hình nghiệp vụ sang theo đối tượng khách hàng – sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Các hoạt động ngân hàng trước hết sẽ được phân loại theo đối tượng phục vụ, cụ thể bao gồm các khối cơ bản sau:

- Khối ngân hàng bán lẻ, phục vụ cá nhân; - Khối khách hàng Doanh nghiệp;

- Khối các tổ chức tín dụng; - Khối khách hàng đặc biệt.

Trên cơ sở đó, tùy tính chất của từng nhóm đối tượng phục vụ mà phân tổ các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

(c) Cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng; (d) Phân cấp khâu quản lý cho khoa học và rõ ràng hơn để nâng cao hiệu quả

hoạt động của các bộ phận và tăng cuờng hiệu lực của công tác quản trị điều hành.

tiến

Nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn. Các NHTM cần phải linh hoạt hơn trong việc sử dụng các hình thức huy động vốn, cụ thể là:

1. Tích cực sử dụng hình thức tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước, tạo tâm lý tránh trượt giá hoặc có thể dùng hình thức kỳ phiếu có thời hạn loại ký danh hoặc không ký danh, lãi suất cao hơn một chút so với lãi suất tiết kiệm thông thường;

2. Mở ra hình thức gửi tiền lưỡng tính như tài khoản tiền gửi kỳ hạn gửi một lần, rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Tài khoản tiền gửi một lần rút nhiều lần có tính kế hoạch cao và rất phù hợp với tiền gửi cho các dự án đầu tư hay quản lý tài chính thay khách hàng;

3. Ưu tiên huy động vốn có kỳ hạn dài, áp dụng các hình thức huy động trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, phát hành trái phiếu công trình, dự án khả thi. Tạo sự chênh lệch cao hơn giữa lãi suất tiền gửi ngắn hạn với trung dài hạn.

3.3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần phải được đổi mới, công tác này cần phải được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế. Các kỹ năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản có tài sản nợ, quản lý vốn, kiểm tra nội bộ cần được phát triển bên cạnh một hệ thống thông tin quản lý tiên tiến.

Tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động ngân hàng. Qua nghiên cứu, lý luận cũng như thực tiễn về tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã cho thấy: Rất cần thiết phải có chính sách, chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Trong hệ thống các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chính sách hỗ trợ về vốn giữ vai trò quan trọng nhất.

Tất cả những vấn đề trên được thể hiện trong nội dung của đề tài. Chính vì vậy đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất : chuyên để đã hệ thống, luận giải và làm rõ một số vấn đề cơ

bản về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như :khác niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứ hai: chuyên đề đã phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng hiệu

quả hoạt động tín dụng đối vơí các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa. Thông qua phân tích từ các số liệu, từ đó rút ra những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại.

Thứ ba: trên cơ sở lý luận và thực tiễn chuyên đề đã đưa ra những giải pháp,

kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên đề đã được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng khách hàng số 1 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Phạm Quang Trung hiệu phó trường đại học kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài chuyên đề của mình.

1. Giáo trình lý thuyết Tài chính tiền tệ. 2. Giáo trình Ngân hàng Thương mại.

3. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính. 4. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Peter Rose.

5. Thời báo Ngân hàng. 6. Báo nhịp cầu đầu tư. 7. Báo Vietnamnet.vn.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 76 - 82)