0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Các bên thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm, trừ trường hợp không

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 75 -77 )

công chứng theo phê duyệt của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng hoặc theo quyết định của ACB.

- ACB tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ qua đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Bên bảo đảm giao tài sản (nếu thuộc trường hợp phải giao tài sản) và hồ sơ tài sản cho ACB quản lý.

- Bên bảo đảm mua bảo hiểm cho tài sản cầm cố(nếu tài sản thuộc diện phải mua bảo hiểm).

- Giải ngân cho khách hàng vay.

- Sau khi bên bảo đảm đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đối với ACB thì ACB sẽ gởi thông báo xóa công chứng, xóa đăng ký đến cơ quan đã công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.

e) Thủ tục công chứng tài sản bảo đảm:

* Các trường hợp công chứng: Việc cầm cố, thế chấp các loại tài sản đều phải được công chứng.

* Thẩm quyền công chứng, chứng thực:

- Phòng công chứng:

+ Công chứng hợp đồng giao dịch liên quan đến BĐS thuộc thẩm quyền địa hạt của phòng công chứng.

+ Công chứng hợp đồng giao dịch liên quan đến BĐS có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

- UBND cấp huyện liên quan đến việc bảo đảm tiền vay: + Công chứng hợp đồng giao dịch liên quan đến BĐS thuộc thẩm quyền địa hạt của huyện, quận, thị xã mà không thuộc địa hạt của Phòng công chứng.

+ Công chứng hợp đồng giao dịch liên quan đến BĐS thuộc thẩm quyền địa hạt của huyện, quận, thị xã mà không thuộc địa hạt của Phòng công chứng có giá trị dưới 50 triệu đồng.

III.2.2.3. Ý kiến nhận xét của Cán bộ tín dụng:

Sau khi tiến hành thẩm định đã hoàn chỉnh, cán bộ tín dụng sẽ lập Tờ trình thẩm định khách hàng và Phiếu thẩm định bất động sản và trình lên Trưởng phòng

pháp lý của các chứng từ và hiệu quả của việc sản suất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn. Đồng thời phải đính kèm các tài liệu, hồ sơ sao để trình lên Trưởng phòng tín dụng xin xét duyệt, bao gồm: Đơn xin vay vốn, tài liệu pháp lý chứng minh cho tư cách pháp nhân, quyết toán tài chính qua các năm, phương án sản xuất kinh doanh, luận chứng kinh tế kỹ thuật và các tài liệu có liên quan khác.

Thời gian từ lúc cán bộ tín dụng nhận hồ sơ khách hàng cho đến khi gửi hồ sơ và tờ trình lên Trưởng phòng tín dụng tối đa không quá 10 ngày.

III.3. Ban Tín dụng xét duyệt và quyết định:

Sau khi nhận được toàn bộ tờ trình và hồ sơ của khách hàng do cán bộ tín dụng gởi lên. Trưởng phòng tín dụng xem xét lại thật kỹ những nội dung được đề cập trong tờ trình thẩm định.

Trưởng phòng tín dụng có thể kết hợp với cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát cơ sở kinh doanh của khách hàng vay vốn.

Sau khi Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, nhân viên A/O sẽ gởi tờ trình lên Ban tín dụng xin ý kiến và quyết định. Sau đó, sẽ trình toàn bộ hồ sơ của khách hàng vay vốn lên Giám Đốc Chi nhánh ký duyệt cho vay.

Chú ý, đối với những hồ sơ xin vay vốn trên 300 triệu thì phải trình lên Hội đồng Tín dụng xét duyệt và ra quyết định.

III.4. Đánh giá qui trình thẩm định:

Tuỳ vào điều kiện và yêu cầu mà mỗi Ngân hàng có một qui trình tín dụng cũng như qui trình thẩm định riêng. Cũng như bất kỳ vấn đề nào cũng có tính hai mặt và thẩm định cũng vậy. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và tham khảo các tài liệu liên quan em thấy rằng qui trình thẩm định của ACB An Giang có những ưu và hạn chế sau:

III.4.1. Ưu điểm:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 75 -77 )

×