THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG I KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ACB AN GIANG:

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang (Trang 41 - 46)

III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB AN GIANG: 1 Kết quả hoạt động kinh doanh:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG I KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ACB AN GIANG:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ACB AN GIANG:

I.1. Phân tích tình hình huy động vốn:

Nếu như vấn đề hàng ngày của các khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối Ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp vốn ngược lại cho khối doanh nghiệp trong nền kinh tế, thực hiện vai trò trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua công tác huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu của dân cư để họ có thể gởi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Đối với Chi nhánh An giang, vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm tạo nguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ thế công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được kết quả sau:

Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động giai đoạn 2003-2005 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng 1.Vốn HĐ 64.000 52.000 85.000 -12.000 -18,75 33.000 63,46 TGTT 14.000 9.000 11.000 -5.000 -35,71 2.000 22,22 TG không kỳ hạn 1.000 1.000 5.000 0 0,00 4.000 400,00 TG có kỳ hạn 27.500 27.000 44.000 -500 -1,82 17.000 62,96 USD (quy đổi) 21.500 15.000 25.000 -6.500 -30,23 10.000 66,67 2. Vốn ĐC 130.000 130.000 115.000 0 0,00 -15.000 -11,54 Tổng cộng 194.000 182.000 200.000 -12.000 -6,19 18.000 9,89

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2003 2004 2005 Vốn huy động 52.000 85.000 Năm Triệu đồng 64.000

Đồ thị 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2003-2005 Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số dư huy động vốn biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2004 vốn huy động đạt 52.000 triệu đồng tương đương giảm 18,75% tức giảm 12.000 triệu đồng so với năm 2003; Nhưng đến năm 2005 vốn huy động đạt đến 85.000 triệu đồng tăng đến 63,46% tương đương tăng 33.000 triệu đồng so với năm 2004.

Sở dĩ có được sự tăng trưởng trên là do trong thời gian qua Chi nhánh thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ACB. Đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ

hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

Sự tăng trưởng này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ích sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư, và hình thức đơn giản nhất là gởi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gởi này đòi hỏi Chi nhánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại khác và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói, trong năm 2005 công tác huy động vốn ở Chi nhánh đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương.

I.2. Phân tích tổng dư nợ cho vay:

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung-dài hạn phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.

Bảng 5: Tình hình tổng dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2003-2005 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004

Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Số tiền trưởngTăng Số tiền trưởngTăng Ngắn hạn 130.853 83,17 152.675 84,53 180.256 84,42 21.822 +16,68 27.581 +18,07 Trung -dài hạn 26.484 16,83 27.951 15,47 33.270 15,58 1.467 +5,54 5.319 +19,03 Tổng cộng 157.337 100,00 180.626 100,00 213.526 100,00 23.289 +14,80 32.900 +18,21 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)

2003 2004 2005 Ngắn hạn Trung-dài hạn Triệu đồng Năm 130.853 152.675 180.256 26.484 27.951 33.270

Đồ thị 2: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2003-2005 Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Điều này cũng là tất yếu bởi doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số cho vay.

• Dư nợ ngắn hạn:

Năm 2003 đạt mức dư nợ là 130.853 triệu đồng; năm 2004 là 152.675 triệu đồng tăng 21.822 triệu đồng tương đương tăng 16,68%. Sang năm 2005 mức dư

năm 2004. Nguyên nhân là do trong 2 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nhà tiêu dùng, công thương nghiệp.

• Dư nợ trung-dài hạn:

Tình hình dư nợ trung-dài hạn qua các năm như sau: năm 2003 là 26.484 triệu đồng; năm 2004 dư nợ này đạt 27.951 triệu đồng tăng 1.467 triệu đồng tương đương tăng 5,54% so với năm 2003; Sang năm 2005 mức dư nợ này tiếp tục tăng 19,03% tương đương tăng 5.319 triệu đồng. Các khoản cho vay trung-dài hạn có đặc điểm là không thể thu hồi nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu một phần. Dư nợ này tại chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng tiêu dùng.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và tiếp tục phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc, các trưởng phòng, phải kể đến sự nổ lực của các nhân viên tín dụng. Đặc biệt là những nhân viên tín dụng làm tốt công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w