- Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường.
Đối với các thị trường truyền thống công ty cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót đã xảy ra, còn các thị trường mới có triển vọng cần có các chiến lược thâm nhập phù hợp. Cụ thể là:
Đối với thị trường Châu á có truyền thống văn hoá tương đồng thì nên chú trọng và tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu và mối quan hệ tạo nên sự thân thiện.
Đối với thị trường Tây âu thì ta phải giải quyết dứt điểm các vụ kiện bán phá giá nhằm làm giảm chi phí và nâng cao uy tín của công ty, mặt khác ta phải luôn đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm mẫu mã mới, không ngừng nâng cao hiểu biết về thị trường cũng như thị hiếu của người dân.
Đối với các thị trường khác tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường, tăng cường xuất khẩu vào các thị trường mới, tìm các đối tác mới và tìm chỗ đứng trên thị trường.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường:
Do thị trường tiêu thụ của Công ty là thị trường nước ngoài nên nhiều năm qua công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của Công ty còn khá nhiều hạn chế cần được khắc phục như: Chưa được tổ chức đồng bộ chặt chẽ, các thông tin thu nhập được còn quá ít… Để khắc phục tình trạng này của Công ty nên:
+ Tăng thêm kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường.
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức hơn nữa.
+ Quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin giữa các chi nhánh, đại diện nước ngoài về tình hình tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu thị trường.
+ Để công việc nghiên cứu thị trường đơn giản hơn cần phân đoạn thị trường cho từng loại sản phẩm.
+ Về công tác dự báo thị trường: Công ty một mặt cần sử dụng triệt để các kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường, mặt khác cần áp dụng công cụ dự báo định lượng để phân tích xu hướng vận động của nhu cầu thị trường một cách chính xác.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Cần nghiên cứu chính xác, đầy đủ các mặt hàng sản xuất, các đơn vị sản xuất. Nghiên cứu về giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì… để lựa chọn nguồn hàng tối qu hay lựa chọn nhà cung cấp.
Lập kế hoạch mua tương xứng với kế hoạch bán dựa trên các căn cứ vào thị trường bán thị trường mua, nhu cầu của khách hàng…
Ngoài ra để có được các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh đối với nhà nung cấp Công ty cũng cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn, tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ công nghệ.
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Trong thời gian qua hoạt động hỗ trợ tiêu thụ chưa được Công ty quan tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao. Để làm tốt Công ty cần chú ý những mặt sau:
+ Về mặt quảng cáo: Do đặc thù của mặt hàng này là những đặc trưng mang tính nghệ thuật do đó mục đích của quảng cáo là phải đưa được các hình ảnh về sản phẩm của Công ty đến với khách hàng để gợi nhu cầu và đồng thời đảm bảo tính thuyết phục đối với người xem.
+Về các hoạt động xúc tiến bán hàng Công ty nên tổ chức nhiều hơn nữa các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty nên tham gia nhiều hơn nữa vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Thông qua đó, Công ty có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng, tạo điều kiện tìm đối tác
+ Để tăng cường mối quan hệ đối với khách hàng góp phần nâng cao uy tín của Công ty và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Công ty cũng cần phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng như: hỗ trợ các thủ tục, phương tiện chuyên chở bảo hành đối với các sản phẩm...
- Áp dụng chính sách giá cả mềm dẻo:
+ Giá cả hàng hoá do Công ty xác định phải phù hợp với sự chấp nhận của người mua, phải phù hợp với quan hệ cung cầu của sản phẩm đó theo từng thời điểm và phải được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của các sản phẩm cạnh tranh và tỷ giá có thể chấp nhận được đối với sản phẩm thay thế .
+ Công ty cần áp dụng chính sách giá một cách linh hoạt và mềm dẻo. Công ty nên có chính sách ưu đãi hơn về giá cả đối với các khách hàng truyền thống, khách hàng mua với khối lượng lớn. Tuỳ theo khối lượng hàng bán mà thực hiện các tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho khách hàng.
- Củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường:
Uy tín vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Uy tín của Công ty thông thường được thể hiện qua ba khía cạnh sau: Uy tín về chất lượng sản phẩm.
Uy tín về tác phong kinh doanh.
Uy tín về kết quả sản xuất kinh doanh.
Do vậy để củng cố và nâng cao uy tín của mình trên thị trường Công ty cần làm một số việc sau:
+ Đầu tư có chiều sâu vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức của cá nhân trong và ngoài nước có bằng phát minh sáng chế hoặc các Công ty có uy tín trên thị trường thế giới để tận dụng vốn, uy tín của họ.
+ Thường xuyên quan tâm chăm sóc các bạn hàng truyền thống, khách hàng lâu dài và các khách hàng ở các thị trường mới thâm nhập...