Định hướng, giải pháp thực hiện chuyểndịch cơ cấu nông nghiệp Vĩnh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long (Trang 49)

SN XUT NÔNG NGHIP VĨNH LONG TRONG THI GIAN TI:

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một quá trình nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Theo đó hướng về xuất khẩu được coi là mũi đột phá để đẩy mạnh trình độ sản xuất hàng hóa và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Từ

những căn cứ trên, định hướng chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới là tập trung khai thác một cách có hiệu quả lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí và lao động của tỉnh tạo ra khối lượng là sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

5.2.1 Định hướng và gii pháp phát trin cây ăn trái:

Khả năng phát triển cây ăn trái của Vĩnh Long là khá lớn và tốc độ

tăng trưởng của cây ăn trái trong thời gian qua là rất lớn. Nó được biểu hiện ở các mặt sau:

- Là vùng đất ngập nông nên dễ có khả năng khắc phục lũ bằng đê bao để

phát triển cây ăn trái.

- Tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học tạo ra khả năng nhân nhanh cây giống, cung cấp giống tốt cho sản xuất nông nghiệp.

- Tại địa phương đã có sẵn giống cây cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (bưởi năm roi).

- Đất trồng lúa còn lớn để chuyển sang trồng cây ăn trái xuất khẩu. Do đó, chuyển phần lớn đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái là khâu đột phá đểđẩy mạnh

GVHD: Trương Chí Tiến 50 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Đồng thời chuyển đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái xuất khẩu.

- Tiềm năng thâm canh còn lớn nếu đầu tư tốt vào các khâu như: kỹ thuật canh tác, chủ động điều kiện tưới tiêu, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh sẽ làm tăng năng suất và sản lượng cây ăn trái.

* Định hướng:

Úng dụng mạnh mẽ những thành tựu của công nghệ sinh học và công nghệ sau thu hoạch, đẩy mạnh phát triển cây ăn trái nhằm xuất khẩu quả tươi.

Đồng thời đầu tư phát triển công nghệ chế biến góp phần làm tăng thêm giá trị

sản phẩm trái cây, giải quyết đầu ra ổn định.

Khai thác thị trường trong nước nhất là TPHCM và các tỉnh phía Bắc. Nâng cao vị trí cây ăn trái lên vị trí hàng đầu trong ngành trồng trọt trong thời gian tới, xây dựng ngày càng nhiều hơn nữa thương hiệu trái cây.

* Giải pháp:

Trung tâm khuyến nông phối hợp với các viện ứng dụng những thành tựu khoa học, nghiên cứu chọn lọc, tuyển chọn những cây tốt, có đặc tính di truyền

ổn định, bảo tồn gen quí của địa phương, làm cơ sở tái tạo giống mới. Đồng thời quản lí chặt chẽ hệ thống tổ chức cung ứng giống và các dịch vụ hỗ trợ phát triển nhanh cay trồng có giá trị kinh tế cao (bưởi năm roi, cam sành, sầu riêng, chôm chôm,…)

Đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch nhất là kỹ

thuật bảo quản trái cây tươi, công nghệ chế biến trái cây ngay tại chỗ tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước

để khuyến cáo nông dân tạo ra những sản phẩm trái cây mà thị trường yêu thích. Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư thỏa đáng và ưu đãi về: tín dụng, thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu trái cây, nông sản để thu hút sựđầu tư của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh cũng như vốn đầu tư nước ngoài.. Quan tâm phát triển các loại trái cây chủ lực ngắn ngày để phục vụ nhu cầu nội địa. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi để bảo vệ vườn cây khi chuyển đổi là hết sức quan trọng và cần thiết.

5.2.2 Định hướng và gii pháp phát trin cây lúa:

Giống như cây ăn trái, năng suất là yếu tố quan trọng hàng đầu làm tăng sản lượng lúa trong thời gian qua. Ngày nay, tuy chất lượng lúa gạo là yếu tố

quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, nhưng năng suất vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá.

Tuy nhiên sản xuất lúa gạo còn phụ thuộc vào tình hình thị trường lương thực thế giới, giá cả biến động thường xuyên không có lợi cho người sản xuất. Mặt khác, Vĩnh Long là vùng ngập nông, có nhiều khả năng đắp đê bao vượt lũ để trồng cây ăn trái cho hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy đểđảm bảo tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng cây lúa, tăng tỉ trọng cây ăn trái trong cơ cấu ngành trồng trọt phải mạnh dạn chuyển đại bộ phận đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, số diện tích đất trồng lúa còn lại chuyển sang trồng lúa chất lượng cao để xuất khẩu.

Vĩnh Long tuy là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, vùng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nhưng không nhất thiết phải trồng lúa vì trồng lúa năng suất thấp hơn so với các loại cây trồng khác, thu nhập từ trồng lúa cũng không cao làm cho đời sống của người nông dân chậm được cải thiện, nông thôn vẫn mãi nằm trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu mục tiêu nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân tri thức khó thực hiện.

* Định hướng: phát triển lúa chất lượng cao chủ yếu phục vụ xuất khẩu. * Giải pháp

Tổ chức phân phối lại mạng lưới phân phối giống suốt từ tỉnh đến hộ sản xuất đảm bảo cho tất cả các hộ trồng lúa đều có đủ giống tốt để sản xuất.

Công ty lương thực trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị hiếu thị trường về lúa gạo, đầu tư và thu mua lúa gạo của dân ngay khi thu hoạch bằng biện pháp bảo

đảm giá sàn có lợi cho nông dân. Đổi mới công nghệ chế biến lương thực, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhà nước có cơ chế cho vai ưu đãi đểđổi mới công nghệ xay xát và trang bị cơ sở vật chất cho bảo quản, thu mua, dự trữ, dự trữ lúa gạo bằng cơ chế cho thuê tài chính.

Thực hiện cơ giới hóa nhỏ, phù hợp qui mô đồng ruộng nhỏ trong các khâu làm đất, gieo trồng, tưới tiêu thu hoạch thông qua cơ chế cho thuê tài chính.

GVHD: Trương Chí Tiến 52 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

Giảm thiểu tối đa tổn thất sau thu hoạch trước mắt bằng biện pháp sấy khô, dự

trữ trong silô. Thông tin kịp thời những thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ

và tình hình thị trường nông sản tới tận hộ nông dân ở nông thôn. Thực hiện bảo hiểm đối với người trồng lúa xuất khẩu.

5.2.3 Định hướng và gii pháp phát trin cây màu:

Hiện nay, rau màu tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu cây trồng nhưng được xem là loại cây mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Vì vậy giữ vững và phát triển rau màu như hiện nay là hướng đi thích hợp. Các mô hình luân canh lúa màu hoặc chuyên màu mang lại hiệu quả và góp phần nâng cao thu nhập của nông dân trên cùng một diện tích sản xuất đất nông nghiệp.

* Định hướng: chuyển những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang luân canh màu hoặc chuyên màu.

* Giải pháp:

+ Tiếp tục vận động bà con phát triển và mở rộng các mô hình luân canh màu và chuyên màu.

+ Cung cấp giống cây trồng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con.

5.2.4 Định hướng và gii pháp phát trin chăn nuôi:

Tình hình thực tế cho thấy Vĩnh Long có nhiều thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi bò, heo và đã có những bước phát triển khả quan cùng với nguồn phụ phẩm trong trồng trọt từ cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, đậu phộng, ngô, đậu nành, nguồn rơm rạ.

* Định hướng:

Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp

ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng trong tỉnh, bên cạnh đó phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu trên cơ sở tận dụng tối đa các lợi thế vềđiều kiện tự

nhiên, giống, kinh nghiệm của người dân.

Tổ chức phát triển chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ về công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thu gom chất thải rắn sản xuất phân hữu cơ phục vụ trồng trọt.

Tập trung phát triển chăn nuôi với các đối tượng có lợi thế như heo thịt, bò thịt, gà thịt, vịt đẻ trứng.

Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, động viên, tổ chức hộ gia đình chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang chăn nuôi qui mô lớn, tập trung tạo thành sản phẩm hàng hóa với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp xử xý chất thải, giảm thiểu mùi hôi, chất thải rắn phát tán ra môi trường xung quanh

* Giải pháp: để thực hiện các chỉ tiêu trên ngành chăn nuôi tiến hành đồng bộ các giải pháp:

Tiếp tục triển khai, rà soát và điều chỉnh qui hoạch ngành chăn nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, trình độ phát triển khoa học công nghệ và nhu cầu phát triển bền vững.

- Giống:

+ Củng cố, phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống heo. Trong đó trại giống của tỉnh cung cấp giống bố mẹ cho vùng chăn nuôi, tập trung khuyến khích các cơ sở tư nhân đầu tư nuôi các giống mới có năng suất cao theo hướng sind hóa, zebu hóa bằng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo.

+ Tổ chức bình tuyển, giám định đàn gia súc để loại thể các cá thể không

đủ tiêu chuẩn làm giống, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tư nhân nhập, nhân thuần một số giống heo, giống bò có nhiều ưu thếđể khai thác tinh phục vụ gieo tinh nhân tạo.

- Thức ăn:

+ Phát triển các vùng cỏ chuyên canh tập trung, chế biến rơm rạ cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò. Nhập một số giống cỏ cao sản vào trồng chuyên canh thay thế một số cây trồng kém hiệu quả ở một số vùng đất có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

+ Sử dụng phụ phẩm ngành nông nghiệp, phối trộn thức ăn công nghiệp dùng cho chăn nuôi để giảm giá thành.

- Thú y:

+ Kiện toàn hệ thống thông tin, kiểm soát dịch bệnh, cơ sở vật chất, kỹ

thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thú y đủ năng lực kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn đàn gia súc, gai cầm, rủi ro chăn nuôi.

GVHD: Trương Chí Tiến 54 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

+ Ứng dụng kỹ thuật xử lí chất thải chăn nuôi, hạn chếđến mức tối đa khả

năng phát tán chất thải, mùi hôi ra môi trường xung quanh. - Chuyển đổi phương thức chăn nuôi:

+ Bò: chuyển từ chăn nuôi hộ qui mô 1 - 5 con/hộ sang chăn nuôi hộ qui mô 5 – 10 con/hộ.

+ Heo: phát triển chăn nuôi tập trung qui mô vừa thay thế cho phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán.

+ Gà: chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi nhốt tập trung, nếu có điều kiện chuyển sang chăn nuôi trang trại.

+ Thủy cầm: khuyến khích các hộ chăn nuôi thủy cầm áp dụng hoặc nuôi nhốt trong chuồng có sân chơi, hoặc nuôi thả có kiểm soát.

- Giải pháp khuyến nông

+ Xây dựng, trình diễn các mô hình, loại hình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đào tạo nghề chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh thông tin thị trường, kiến thức quản lí, hạch toán kinh doanh cho người chăn nuôi.

- Giải pháp vế chính sách đất đai, tài chính:

+ Tạo điều kiện cho các chủ trang trại thuê đất lâu dài, khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi.

+ Áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi, chính sách thuê đất đối với các hộ

chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ, phân tán sang chăn nuôi qui mô vừa, qui mô lớn và tập trung, hỗ trợ kinh phí 30% – 50% chi phí cho các hộ, các cơ

sở, trang trại.

- Giải pháp về thị trường: tổ chức hệ thống chăn nuôi khép kín liên hoàn từ sản xuất đến lưu thông phân phối, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường đầu tư hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

5.2.5 Định hướng và gii pháp phát trin thy sn:

Vĩnh Long là tỉnh có nhiều sông rạch tự nhiên, nước ngọt quanh năm có nhiều chủng loại thủy sản có giá trị xuất khẩu như: tôm càng xanh, cá tra, cá basa, diêu hồng,… thủy sản đông lạnh là một trong những mặt hàng xuất khẩu ổn

nhiễm nguồn nước từ hóa chất nông nghiệp và phương thức đánh bắt hủy diệt của dân cư.

* Định hướng:

Nhanh chóng chuyển nhanh những phương thức đánh bắt của tự nhiên sang nuôi trồng thủy sản đảm bảo tính bền vững trong vùng thủy sản.

Tập trung phát triển thủy sản tạo nguồn xuất khẩu cho giá trị kinh tế cao như: cá basa, cá tra, cá diêu hồng,…

Phát triển thủy sản hài hòa với phát triển trồng trọt , chăn nuôi, công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ với bảo vệ môi trường nước và các hệ sinh thái.

Khai thác hợp lí khu vực bãi bồi, cồn nổi ven sông Tiền, sông Hậu nuôi cá tra công nghiệp.

Chuyển dần từ nuôi tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa tất cả các đối tượng nuôi, trong đó chú trọng ưu tiên cá tra, cá basa, cá diêu hồng, cá phi dòng gift.

Phát triển diện tích, năng suất sản lượng thủy sản phải phù hợp với nhu cầu thị trường, trình độ quản lí, năng lực tài chính tín dụng, kiểm soát chất thải, năng lực cung ứng con giống, thức ăn, thú y thủy sản, nước cấp, nước thoát. Phát triển đều và mạnh trên cả 4 loại hình nuôi (nuôi ao, nuôi lồng, nuôi bè, nuôi xen canh lúa).

Huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nuôi thủy sản với hình thức khép kín thân thiện với môi trường.

* Giải pháp:

Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn để nông dân đầu tư nuôi cá và phát triển vì vốn đầu tư cho sản xuất là rất lớn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, trung tâm khuyến nông cần hỗ trợ kỹ thuật, giống cho người dân.

Cần có sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ

sản phẩm và giảm rủi ro cho người dân thông qua việc mua bảo hiểm.

Xây dựng mô hình mới phù hợp với sinh thái từng vùng, từng địa phương nuôi trong ao, nuôi mương vườn, nuôi ven sông rạch và nuôi xen canh, luân canh trên ruộng lúa, nuôi hầm.

GVHD: Trương Chí Tiến 56 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

Mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ chế biến thủy sản theo phương thức hiện đại hóa, sản xuất sản phẩm tinh chế từ thủy sản đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Cần nghiên cứu luật kinh doanh thủy sản của các nước có thương mại quan hệ với ta, đặc biệt là Mỹ để xây dựng chiến lược sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của các nước nhập khẩu.

Nhà nước có chính sách trợ giá cho người làm giống, đảm bảo cho người sản xuất mua con giống với giá rẻ.

CHƯƠNG 6

KT LUN VÀ KIN NGH.

6.1 KT LUN:

Qua hơn 6 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Long

đã đạt được một số thành tựu trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Diện tích trồng lúa qua các năm đều giảm nhưng sản lượng lúa vẫn ở mức ổn định phục vụ

cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Diện tích trồng lúa giảm thay vào đó là sự

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)