27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc…
Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU.
Bảng 2-9 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU theo mặt hàng (Đvt: Triệu USD)
Năm Tổng giá trị Biến động Tôm Cá Khác Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2008 1140 234 644 262 2009 1096 281 16,7 595 -8,2 220 -19,1 2010 1180 342 17,8 673 11,6 165 -33,3 (Nguồn: Tổng hợp từ http://www.vasep.com.vn/vasep/Customer.)
Năm 2009 mặt hàng tôm tăng 16,7% về giá trị, nhưng ở mặt hàng cá lại giảm đến 8,2% với những nguyên nhân khác nhau. Mặt hàng cá tra gặp một số khó khăn về phía chủ quan như việc hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một thị trường, thương hiệu riêng mà chưa tâm đến thương hiệu chung của cá tra Việt Nam. Song song với mặt hàng cá thì nhóm sản phẩm bạch tuộc, nghêu, sò cũng giảm mạnh với hơn 19%. Sang 2010 mặt hàng tôm, cá đều tăng về giá trị mặc dù gặp nhiều khó khăn về hàng rào kỹ thuật. Đặc biệt là việc cá tra Việt Nam bị Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa vào “danh sách đỏ” nhằm khuyến cáo người tiêu dụng không nên sử dụng tại 6 nước EU (Đức, Áo, Thụy Sỹ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch).
2.2.3.1Mặt hàng tôm
Nhóm sản phẩm tôm là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá fillet trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU.
2.2.3.2Mặt hàng cá
Nhóm sản phẩm cá: Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường EU. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính là cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại. Trong số sản phẩm từ cá, cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất và chỉ đứng sau Trung Quốc.
2.2.3.3Các mặt hàng khác
Nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc, nghêu, sò….: Nhu cầu về mực vẫn chủ yếu là mực ống Lôligô, loại mực này được đánh giá là tốt trên thị trường EU nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đến nay nhóm sản phẩm này cũng mới chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 5,24% lượng nhập khẩu của thị trường EU, trong khi đó Thái Lan chiếm 7,53% và Ấn Độ chiếm 10,3% .
2.3Đánh giá chung về kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 2.3.1Kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1Kết quả đạt được
• Thứ nhất, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đứng trong top 6 các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU – Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản, là Luật chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, áp dụng ngày 1 – 1 – 2010) nhưng thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững trên thị trường thủy sản quốc tế. Năm 2010, vượt qua những khó khăn và đạt những kết quả vượt mong đợi.Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 4,94 tỷ USD, tăng 5,8 % so với năm 2009. Riêng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU 1,81 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2009.
• Thứ hai, việc WWF đưa cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ”. Ngay sau đó, Việt Nam đã chứng minh và buộc WWF đưa cá tra Việt Nam khỏi danh mục ấy. Điều đó là một thành công của Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ sản phẩm nước nhà cũng như khẳng định về chất lượng cá tra của Việt Nam nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung.
• Thứ ba, mặc dù năm 2010 có những tin đồn thất thiệt về mặt hàng cá tra nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng với 673 triệu USD, tăng 11,6 % so với năm 2009.
Mặc dù trong quý 1/2011 sản xuất thủy sản giảm. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng vẫn đạt khoảng 497 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2011, giá các mặt hàng thủy sản tăng nhanh như cá tra nguyên liệu, tôm...Đến nay, theo đánh giá, nhu cầu thủy sản của thế giới đang trên đà phục hồi cùng sự tăng giá của các mặt hàng lương thực thực phẩm sẽ là động lực cho xuất khẩu thủy sản nước ta trong những tháng còn lại của năm 2011.
2.3.1.2Nguyên nhân
• Một là, Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, mang lại năng suất cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt trong ngạch cá da trơn. Song song với những điều kiện lợi ấy là những biện pháp nuôi trồng với chuẩn mực cao nhằm hướng đến chất lượng.
• Hai là, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản rất năng động, chăm lo nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, luôn cải tiến công nghệ, do sớm hội nhập nên các DN khá năng động trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, cả về công nghệ chế biến cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và ATVSTP. Các DN xuất khẩu thuỷ sản luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ NN&PTNT và VASEP tổ chức, vì vậy đã chủ động điều tiết và phát triển thị trường, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng. Họ cũng tích cực nắm bắt các luật lệ quốc tế cũng như các quy định của các nước thông qua các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo.
2.3.2Tồn tại hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1Tồn tại hạn chế
Trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đó là sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng cá tra, basa cả về khối lượng cũng như giá trị. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho đồng euro giảm giá, đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu vào EU trở nên đắt đỏ hơn dù giá bán bằng đôla không đổi, vì vậy xuất khẩu vào EU giảm sút cộng thêm chiến dịch bôi xấu chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam ở một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Ai Cập… khiến cho lượng cá có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU đang có xu hướng giảm sút cả về số lượng lẫn giá thành. EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất cá tra giá xuất khẩu cũng giảm. Các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để giải quyết việc thiếu nguyên liệu nhiều doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, nhưng đây chỉ là
giải pháp trước mắt. Hơn nữa, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con giống (để nuôi trồng thủy sản) không bảo đảm, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, do yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thủy sản.
2.3.2.2Nguyên nhân
• Một là, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thuỷ sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU, số còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất.
• Hai là, EU là thị trường rộng lớn có số lượng đơn đặt hàng nhiều, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định. Chính điều đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.
• Ba là, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thủy sản trên thị trường EU.
• Bốn là, công nghệ chế biến thuỷ sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị phần trên thị trường EU.
• Năm là, về tập quán ứng xử. EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác
nhau. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau.
Sự biến động của thị trường EU do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới năm 2008 và khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang lan rộng sang các nước EU buộc ngành thủy sản Việt Nam phải có sự điều chiến lược và những giải pháp ứng phó kịp thời, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyển thống, các thị trường đang nổi lên.
EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt.
Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. iệc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nới lỏng nên cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt do lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Chu kỳ sống của một sản phẩm sẽ phải ngắn hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn.
Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU