thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; Thứ hai, do sử dụng kháng sinh cấm Chloramphenicol, điều đó sẽ gây chất lượng thủy sản nước ta giảm sút cũng như mất đi uy tín của ngành thủy sản Việt Nam;Thứ ba, vấn đề Chứng nhận khai thác (CC) xuất khẩu vào EU; Thứ tư, vấn đề kiểm tra chất lượng và cấp C/H hàng xuất khẩu; Thứ năm, xây dựng về thương hiệu và hoạt động xúc tiến đầu tư tạo nguồn nguyên liệu; Thứ sáu: sự gắn kết giữa lĩnh vực chế biến xuất khẩu với lĩnh vực sản xuất nguyên liệu chưa được tốt.
Nguyên nhân là do nguyên liệu chế biến không ổn định, tình hình sản xuất và khai thác không thuận lợi, thiếu lập kế hoạch và đặc biệt là thiếu quy trình, công nghệ để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc thủy sản của các nước xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thị phần ở những thị trường xuất khẩu truyền thống như EU, Nhật Bản, Mỹ. Vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp TSVN là những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1/1//2010. Theo luật này, các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý vào bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Đặc biệt, Luật nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định nói trên.
3.1.2.1Chất lượng sản phẩm
Ngành hải sản Việt Nam dang gặp không ít khó khăn từ nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, chính sách hỗ trợ của nhà nước và chất lượng. Hiện nay, một số lượng ngày càng tăng người tiêu không chỉ mong đợi thực phẩm an toàn và chất lượng cao, mà còn quan tâm tới tính bền vững cho môi trường và xã hội. Điều này có nghĩa người tiêu dùng muốn được đảm bảo rằng an
toàn, chất lượng, các khía cạnh môi trường và xã hội của sản phẩm được giám sát và quản lý theo đúng toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm.
3.1.2.2Cạnh tranh
Bên cạnh giá cả, chất lượng là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất. Chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng sản phẩm, nó còn bao hàm rộng hơn gồm những quyết định trong quản lý, độ tin cậy trong việc giao hàng, sự chuyên nghiệp trong truyền thông, khả năng học hỏi và thích ứng cũng là những tiêu chuẩn chất lượng quan trọng. Hơn nữa, duy trì chất lượng đã được thống nhất là cần thiết để xây dựng một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các đối tác tại EU. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần có những chiến lược xây dựng thương hiệu, sản phẩm thủy sản đưa đến người thật sư bảo đảm về mọi mặt (chất lượng, bao bì, …)
3.1.3Định hướng xuất khẩu thủy sản đến năm 2020