2. Nhóm biện pháp vi mô
2.1.3.2. Đối với những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng điện tử.
được hoàn thiện. Có rất nhiều quy định mới, phức tạp cần phải nắm bắt, hiểu và vận dụng vào thực tế. Vì vậy, trước khi giao kết hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử. Sự hiểu biết về pháp luật sẽ tạo cho các doanh nghiệp năng lực tự phân tích, tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm khi triển khai việc giao kết hợp đồng điện tử.
Sự nắm vững các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp thận trọng hơn, chủ động hơn khi gặp những rủi ro, những “sự cố” về kỹ thuật cũng như rủi ro trên thương trường. Đặc biệt, sự hiểu biết về pháp luật cũng sẽ giúp doanh nghiệp có được những biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Những vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố quốc tế, là những vấn đề pháp lý phức tạp. Vì vậy, khi gặp những đối tác lần đầu quen biết, khi lần đầu thâm nhập vào một môi trường pháp luật xa lạ, khi giao kết những hợp đồng có giá trị lớn, tốt nhất là cần tìm đến luật sư tư vấn – những luật sư, những nhà tư vấn có kinh nghiệm về vấn đề này.
2.1.3.2. Đối với những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng điện tử. điện tử.
Thực tiễn thương mại điện tử trong những năm gần đây cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giao kết hợp đồng điện tử. Có những doanh nghiệp, để chớp thời cơ, đã giao kết hợp đồng điện tử thông qua người trung gian. Nhiều hợp đồng điện tử thành công và cũng nhiều hợp đồng điện tử bị đổ vỡ do không lưu lại chứng cứ pháp lý. Vì vậy, với những doanh nghiệp này, những khuyến cáo là:
- Thận trọng khi thông qua người trung gian ( môi giới) để giao kết hợp đồng điện tử
Điều 150 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. Điều 151 khoản 3 quy định người môi giới thương mại “chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ”. Không nên quá tin tưởng vào người môi giới như một số doanh nghiệp Việt Nam đã làm trong những năm vừa qua. Những doanh nghiệp này cũng đã gánh chịu hậu quả thua thiệt vì không có đủ cơ sở pháp lý để ràng buộc người trung gian môi giới. Điều 153 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau”. Điều này có nghĩa là nếu một trong hai bên phủ nhận hợp đồng điện tử đã giao kết thì người môi giới cũng không được hưởng thù lao. Vận dụng Điều 153 này cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro khi phải thông qua người thứ ba để giao kết hợp đồng điện tử.
- Không nên giao kết hợp đồng điện tử với những khách hàng lần đầu tiên quen
biết, với những hợp đồng có giá trị lớn.
Nếu là khách hàng mới quen biết, nếu là thị trường lần đầu thâm nhập mà đã giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì rủi ro sẽ là rất lớn. Chính vì vậy cần phải xem xét thông tin đối tác thận trọng, có thể gọi điện tìm hiểu đối tác, hoặc yêu cầu đối tác xuất trình những bằng chứng cụ thể trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, nếu trong trường hợp chưa nắm chắc được những thông tin từ phía khách hàng thì có thể yêu cầu khách hàng giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống nhằm đảm bảo an toàn. Trong trường hợp khác có thể doanh nghiệp nên mời chuyên gia tư vấn chuyên về lĩnh vực giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, và khi hợp đồng đã được giao kết cần thận trọng trong việc lưu trữ hợp đồng để làm bằng chứng cho những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử. Giải pháp từ phía người tiêu dùng
Trong thương mại điện tử, khách hàng có nhiều công cụ hỗ trợ khi ra quyết định mua hàng và trong suốt quá trình mua hàng. Khách hàng cần phải cân nhắc những sản phẩm dịch vụ gì, từ công ty nào, trang Web nào (có thể trang Web của người sản suất, nhà phân phối hoặc hãng bán lẻ) và sử dụng những dịch vụ nào. Một số trang Web hỗ trợ khách hàng trong việc so sánh giá cả, đánh giá chất lượng dịch vụ, độ tin cậy và những nhân tố khác. Đó là các cổng mua hàng, robot mua hàng, các trang Web xếp hạng kinh doanh, các trang xác minh độ tin cập và các dạng hỗ trợ mua hàng khác.
2.2.1.1 Cổng mua hàng ( shopping portal)
Nhiều cổng mua hàng cung cấp các dịch vụ tư vấn hoặc xếp hạng các sản phẩm hoặc xếp hạng các công ty bán lẻ. Một số khác cung cấp các dịch vụ tương tác cho phép khách hàng thực hiện so sánh dựa trên các tiêu chí riêng của họ, một số cổng mua hàng khác chỉ cung cấp các đường dẫn để khách hàng tự lựa chọn và cân nhắc.
Cổng mua hàng có thể là cổng hỗn hợp hoặc đơn. Cổng hỗn hợp là cổng có nhiều đường dẫn tới các người bán hàng khác nhau cung cấp các loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như Gomez Advios (gomez.com) và activebuyersguide.com. Nhiều công cụ tìm kiếm (search engines) và thư mục (directorie) cũng cung cấp trang web hỗ trợ so sánh khi mua hàng, ví dụ như shopping.altavista.com shoppingyahoo.com, eshop.msn.com và aol.com/shopping. Ở các trang đó thường có đường dẫn từ trang chủ của các công cụ tìm kiếm và các trang này thu tiền từ việc chuyển trực tiếp hàng tới các trang web liên kết. Một số trang web có thể cung cấp các công cụ so sánh để hỗ trợ việc xác định mức giá hợp lý cho khách hàng. Cổng mua hàng đơn chuyên môn hoá vào một sản phẩm cụ thể, cung cấp thông tin và đường dẫn cho việc mua những sản phẩm và dịch vụ như ôtô, đồ chơi, máy tính, du lịch…Ví dụ như zdnet.com/computer shopper hay shopper.cnet.com chuyên cho các sản phẩm máy tính các loại.
2.2.1.2 Robot mua hàng (shopbot)
Người sử dụng thương mại điện tử và internet thành thạo có thể tìm được những trang web khác bán những sản phẩm tương tự với mức giá hấp dẫn hơn hoặc có những dịch vụ chất lượng cao hơn? Các robot mua hàng (shopping bot – shopbot) sẽ giúp khách hàng làm điều này. Các shopbot sẽ rà soát trên các trang web bán hàng khác nhau theo các tiêu chí do người sử dụng đặt ra. Mỗi shopbot sử dụng các phương pháp tìm kiếm khác nhau. Ví dụ, mysimon.com tìm kiếm trên thông tin internet giá cả tốt nhất cho hàng ngàn sản phẩm thông dụng. Ví dụ như Autobytel.com, Autovantge.com và carpoint.com hỗ trợ mua ôtô…
2.2.1.3 Các trang web xếp hạng kinh doanh
Bizrate.com và Gomez.com là hai trang web chính hỗ trợ việc xếp hạng những người bán lẻ và các sản phẩm bán trực tuyến dựa trên các tiêu chí khác nhau. Ở Gomez.com, người bán hàng có thể thay đổi trong số (mức độ quan trọng) của từng tiêu chí khi so sánh các ngân hàng trực tuyến, các hãng bán lẻ hàng đầu… Bizrate.com có hệ thống các khách hàng thông tin về các người khác nhau và sử dụng các thông tin này khi đánh giá xếp hạng các hãng bán lẻ.
2.2.1.4 Các trang web xác minh độ tin cậy
Có nhiều công ty hỗ trợ việc đánh giá và xác minh mức độ tin cậy của các công ty bán lẻ trên mạng. Dấu TRUSTe xuất hiện ở dưới cùng các trang web của các công ty bán lẻ. Các công ty này phải trả tiền cho TRUSTe khi sử dụng dấu hiệu này. Các thành viên của TRUSTe là một minh chứng bảo đảm trang web hoặc công ty có trang có đáng tin cậy về tín dụng, chính sách bảo mật, an ninh và các thủ tục thực hiện đơn hàng. Do vậy, nếu khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau thì họ sẽ chọn web nào có độ tin cậy cao nhất.
2.2.1.5 Các loại công cụ hỗ trợ khách hàng khác
Có nhiều loại trung gian khác nhau trong môi trường thương mại điện tử cung cấp dịch vụ hỗ trợ người mua, người bán, hoặc cả hai trong quá trình mua bán. Ví dụ như dịch vụ trung gian bên thứ ba. Vì cả người mua và người bán đều không
việc chuyển giao tiền hàng giống như các cổng mua hàng, các trang web cung cấp dịch vụ pháp lý cũng hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin hoặc cung cấp các dịch vụ khác. Các trang web đó cũng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Trong thương mại truyền thống, hầu hết khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc séc cá nhân. Trong thương mại điện tử, tiền mặt không thể sử dụng được, trong khi khách hàng lo ngại việc cung cấp thông tin về thể tín dụng qua internet. Do vậy nhiều công nghệ đã phát triển để hỗ trợ thanh toán trực tuyến như tiền điện tử, các phương pháp kiểm tra tín dụng hợp lý, công nghệ ví tiền điện tử và nhiều hệ thống thanh toán có sự tham gia của bên thứ ba…Các loại công cụ hỗ trợ khách hàng như cộng đồng khách hàng sẽ cung cấp các thông tin, ý kiến vf tư vấn về sản phẩm và về người bán. Ví dụ Epinion.com cung cấp các thông tin và tư vấn khác nhau cho hàng ngàn sản phẩm.
2.2.2 Một số phương thức đáng tin cậy giúp khách hàng trên mạng:
• Mua hàng trên mạng: Hãy nghĩ về vấn đề an toàn khi bắt đầu liên hệ với đối tác. Nên nhớ rằng thông tin truyền đi qua internet có thể bị ngăn chặn. Nếu thông tin đó có cả ký hiệu thẻ tín dụng của bạn chẳng hạn thì cần có những biện pháp để bảo vệ những chi tiết của thẻ tín dụng. Một phương pháp phổ biến mà các thương gia trên mạng có thể cung cấp những mức độ an toàn có thể chấp nhận cho khách hàng của họ là sử dụng một thiết bị làm chức năng bảo vệ an toàn. Dịch vụ này sử dụng một văn bản đặc biệt đã được cải biên (HTTP) để bảo đảm rằng thông tin giữa khách hàng và đối tác của họ được mã hoá bằng một hệ thống mật mã chặt chẽ.
• Hầu hết những người đọc Internet thông thường có thể tham gia việc giao hẹn mật mã do đó mà lưu giữ được bí mật thông tin. Tuy nhiên khách hàng vẫn lo lắng về việc tiếp tục gửi thông tin qua internet. Mặc dù việc trao đổi thông tin được thực hiện cùng với việc sử dụng những dữ liệu chứa các bộ phận an toàn sau khi đã trao đổi không được mã hoá và có thể được tiếp tục chuyển đi mà bạn không hề biết, khi mở máy có thể bị ai đó đánh cắp vì họ đã tham nhập được vào chiếc máy tính làm chức năng bảo vệ an toàn. Cuối cùng cần nói rằng, điều
đảm bảo an toàn duy nhất là sử dụng thông tin mật mã và quan hệ với công ty có danh tiếng bởi vì công ty đó sẽ tôn trọng bí mật của bạn về việc bảo vệ mật đó khi họ đã biết.
• Tìm hiểu thông tin cụ thể vể sản phẩm: Để có được những thông tin này, bạn hãy tìm những Web giới thiệu những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của các công ty bằng cách thức dễ nhìn và ngôn ngữ dễ hiểu.
• Đọc các điều khoản, điều kiện giao dịch và lưu giữ chúng: những điều này bao gồm giá hàng đầy đủ, điều kiện giao hàng, chính sách đối ứng, bảo hành và phương thức giao dịch. Nếu cần thiết, bạn hãy hỏi giá vận chuyển do đó mà biết trước những khoản tiền mà bạn sẽ phải chi. Trước khi đặt hàng, bạn cần biết chắc chắn chính sách đối ứng của công ty bán hàng.
• Kiểm tra chứng chỉ chất lượng các con dấu: các cơ quan cung cấp sự đánh giá và chứng chỉ trên mạng sẽ kiểm tra xem một doanh nghiệp nào đó có phải là đóng tại địa bàn mà họ công bố không và cung cấp kết quả kiểm toán cũng như các sự kiểm tra khác.
• Kiểm tra tính lành mạnh và rõ ràng về trình tự giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp: trong web của thương gia phải bao gồm một trình tự về việc giải quyết khiếu nại thắc mắc và yêu cầu của khách hàng.
• Một số địa chỉ internet còn yêu cầu bạn phải mở tài khoản kèm theo một ký hiệu mật. Để bảo vệ mình, bạn hãy nhớ đừng ký hiệu mật mã bạn sử dụng cho những tài khoản hoặc những địa chỉ internet khác.
• Những điều cần thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng: trước khi mua hàng trên internet bạn cần biết chắc rằng bạn cảm thấy thuận tiện trong qua trình mua hàng của thương gia đó và biết rõ phưong pháp huỷ bỏ một đơn đặt hàng. Hầu hết các web đều cho phép bạn hoàn thành đơn hàng theo mẫu có sẵn hoặc điền tên hàng mà bạn định mua vào phiếu đặt hàng.Chỉ sau khi bạn hoàn thành và xác nhận đơn hàng, phương thức giao dịch, bạn mới kết thúc việc đặt hàng bằng cách ấn nút gửi thư. Sau khi biết chắc chắn rằng giá cả đầy đủ, điều khoản và điều kiện
cùng phương thức giao dịch đã được thể hiện rõ, bạn hãy in lại nội dung đó và lưu lại một bản.
• Trước khi phát tín hiệu thẻ tín dụng của ban lên internet, bạn phải biết chắc chắn rằng mạng máy tính ấy có hệ thống giao dịch an toàn để bảo vệ những thông tin về tài chính của bạn và doanh nghiệp đó có hệ thống an toàn tại chỗ. Thường thì những doanh nghiệp có hệ thống bảo vệ an toàn họ sẽ quảng cáo về hệ thống đó. • Trước khi phát tín hiệu tín dụng của bạn lên mạng, bạn hãy tìm tài liệu chứng
minh rằng công ty mà bạn liên hệ đang hoạt động trong điều kiện máy tính có chức năng bảo vệ an toàn. Nếu bạn không biết chắc về sự an toàn khi liên hệ với một công ty nào đó thì bạn đừng truyền đi thông tin về thẻ tín dụng của mình. Bạn cần biết rằng chiếc máy tính có chức năng bảo vệ an toàn không phải là nơi duy nhất mà từ đó dữ liệu của bạn có thể bị đánh cắp.
• Thông tin cá nhân: nếu ai đó hỏi bạn về những thông tin cá nhân, ký hiệu để nhận biết quốc tịch của bạn và những thông tin về tài khoản cá nhân của bạn tại ngân hàng thì bạn hãy cẩn thận đó. Đó là những thông tin không thể tiết lộ được. • Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin về cá nhân đều quan trọng ngang
nhau. Những thông cá nhân mà hầu hết mọi người không biết về bạn như ký hiệu để nhận biết quốc tịch của bạn hoặc tên của một người phụ nữ trước khi lấy chồng có ý nghĩa lớn so với tên người và địa chỉ mà bạn có thể tìm thấy trong danh bạ điện thoại. Ở nhiều nước, tên của một người phụ nữ trước khi lấy chồng được dùng để xác nhận tung tích người, đó là một thông tin đặc biệt quan trọng • Kiểm tra chính sách của doanh nghiệp về việc bảo vệ thông tin cá nhân:
Những công ty, doanh nghiệp có danh tiếng sẽ thông báo chính sách của họ về việc bảo vệ bí mật thông tin trên mạng nhằm báo cho bạn biết họ đối xử đối với thông tin mà bạn cung cấp khi mua hàng. Nếu bạn chưa biết chính sách của họ về việc bảo vệ bí mật thông tin thì hãy liên lạc và hỏi để biết về điều đó.
Nói một cách khái quát, bạn cần nhớ rằng việc mua bán quốc tế tiềm ẩn