Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh công ty Docimexco-Docifish (Trang 86)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Qua bảng 17 ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đều giảm qua các năm 2006-2008. Cụ thể năm 2006 tỷ suất này đạt 10,87 đồng lợi nhuận, đến năm 2007 thì tỷ số này giảm xuống còn 7,17 đồng lợi nhuận, tức giảm 3,71 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 4,65 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ giảm 2,52 đồng lợi nhuận. Điều

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -69 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU

này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng của tài sản dẫn đến mức độ tăng của tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm.

Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích ta thấy ROE của công ty cao hơn ROA gấp nhiều lần, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay. Năm 2006 cứ 100 đồng vốn thì có 51,91 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2007 thì 100 đồng vốn tự có chỉ tạo ra được 33,70 đồng lợi nhuận, giảm 18,21 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Đến năm 2008 thì 100 đồng vốn tự có tạo ra 20,10 đồng, giảm 13,6 đồng lợi nhuận so với năm 2007. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm.

4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm qua 3 năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 là 4,55%, năm 2007 tỷ số này giảm xuống còn 3,35%, tức năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1,2%, tỷ suất lợi nhuận năm 2008 tiếp tục giảm còn 2,09%, tức giảm 1,26% so với năm 2007. Nguyên nhân là tuy tốc độ doanh thu tăng cao nhưng do chi phí chiếm tỷ trọng khá cao do đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của công ty giảm xuống so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đang ở mức thấp công ty cần có biện pháp cải thiện.

4.2.4 Lợi nhuận ròng trên tổng chi phí (%)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí phản ánh khả năng sinh lời của một đồng chi phí bỏ ra, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết 100 đồng chi phí bỏ ra sử dụnh trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả. Tỷ số này lớn hơn 1 thì công ty sử dụng chi phí có hiệu quả. Dựa vào bảng 19 ta thấy lợi nhuận trên tổng chi phí giảm qua 3 năm, đặc biệt năm 2006 tỷ số này là cao nhất. Điều này chứng tỏ năm này công ty sử dụng chi phí rất có hiệu quả, mỗi đồng chi phí bỏ ra đem lại cho công ty lợi nhuận không ít thì nhiều, theo sự phân tích trên thì cứ 100

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -70 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU

đồng chi phí bỏ ra thì đem về cho doanh nghiệp tới 4,75 đồng lợi nhuận. Năm 2007 và năm 2008 tình hình sử dụng chi phí kém hiệu quả hơn năm 2006 tuy nhiên công ty sử dụng chi phí cũng rất hiệu quả vì tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2007 là 3,44% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2008 là 2,11%. Nguyên nhân của việc sử dụng chi phí kém hiệu quả hơn năm 2006 là do năm

2007 chi phí nguyên liệu và chi phí tài chính tăng lên và năm 2008 là do ảnh hưởng chi phí QLDN, chi phí tài chính tăng lên làm cho lợi nhuận giảm xuống.

4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOCIFISH QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

Để thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 của công ty ta so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2009 với kết quả hoạt động kinh doanh của sáu tháng đầu năm 2008.

Bảng 18: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm Chênh lệch

2008 2009 Giá trị %

1. Doanh thu BH và CCDV 223.532.204 247.690.059 24.157.854 10,8

2. Các khoản giảm trừ 266.923 279.450 12.527 4,7

3. Doanh thu thuần 223.265.281 247.410.609 24.145.328 10,8

4. Giá vốn hàng bán 196.071.812 218.531.331 22.459.519 11,5 5. Lợi nhuận gộp 27.193.469 28.879.278 1.685.809 6,2 6. Doanh thu HĐTC 6.081.915 8.782.641 2.700.727 44,4 7. Chi phí tài chính 9.589.747 12.412.369 2.822.623 29,4 8. Chi phí bán hàng 12.169.356 11.225.123 (944.233) (7,8) 9. Chi phí QLDN 6.801.022 6.875.068 74.046 1,1

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4.715.260 7.149.359 2.434.100 51,6

11. Thu nhập khác 600.986 660.546 59.560 9,9

12. Chi phí khác - 865.069 865.069 -

13. Lợi nhuận khác 600.986 (204.523) (805.510) (134)

14. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.474.333 6.944.836 1.470.503 26,9

15. Chi phí thuế TNDN - - - -

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.474.333 6.944.836 1.470.503 26,9

(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

Chú thích: - BH và CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ

- QLDN: Quản lý doanh nghiệp - HĐTC: Hoạt động tài chính

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -71 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU

Đánh gi á :

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (xem bảng 18 trang 70), ta thấy rằng tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 tăng so với 6 tháng đầu năm 2008, tổng doanh thu tăng từ 223.265.281 ngàn đồng 6 tháng đầu năm 2006 lên 247.410.609 ngàn đồng 6 tháng đầu năm 2007, tức tăng 24.145.328 ngàn đồng, tương đương với 10,8%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên, mặc dù ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 nhưng hiện nay các thị trường nhập khẩu vẫn rất ưa chuộng mặt hàng thủy sản của công ty, nên ngoài việc duy trì cung cấp hàng cho các thị trường cũ, công ty còn tìm được một số thị trường mới vì vậy doanh thu từ các thị trường này vẫn được duy trì thường xuyên và ngày càng gia tăng giá trị.

Tuy tổng doanh thu tăng nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2009, giá vốn hàng bán của công ty là 218.53.331 ngàn đồng tăng 22.459.519 ngàn đồng, tương đương với 11,5% so với 6 tháng đầu năm 2008. Giá vốn hàng bán tăng là chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do ảnh hưởng đơn đặt hàng 6 tháng đầu năm 2009 nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2008. Nhờ công ty thực hiện tốt chính sách tiết kiệm nên chi phí bán hàng giảm xuống. Do công ty còn sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều nên 6 tháng đầu năm 2009 các khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính vẫn lỗ.

Tốc độ tăng doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 cao hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên . Lợi nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao. Tốc độ tăng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Sáu tháng đầu năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng so với 6 tháng đầu năm 2008 với mức tuyệt đối là 1.470.503 ngàn đồng, tương ứng với 26,9%.

Ø Nhìn chung qua việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 6 tháng đầu năm 2009 ta thấy rằng 6 tháng đầu năm 2009 công ty hoạt động hiệu quả hơn so với 6 tháng đầu năm 2009. Cụ thể là lợi nhuận của

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -72 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU

công ty tăng so với 6 tháng đầu năm 2009. Điều này cho thấy nếu 6 tháng cuối năm 2009 công ty hoạt động ổn định như 6 tháng đầu năm 2009 thì năm 2009 là năm công ty thu được kết quả cao.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -73 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CHI NHÁNH CÔNG TYDOCIFISH

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY

- Mặt hàng thủy sản của công ty chưa đa dạng hóa chủ yếu là mặt hàng cá tra, cá basa.

- Hiện tại công ty chưa có phòng maketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh và makketing. Vì chưa có phòng maketing nên còn hạn chế trong việc dư đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh.

- Trong phương trình Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là giảm chi phí. Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đó là do chi phí nguyên liệu ngày càng tăng.

Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời, cạnh tranh thu mua nguyên liệu tạo giá ảo hay bán phá giá để tranh giành khách hàng làm cho thị trường nguyên liệu và xuất khẩu thường xuyên bị xáo trộn, mất ổn định khó dự đoán. Giá nguyên liệu thường xuyên biến động do nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định gây khó khăn cho công ty trong việc dự đoán giá cả và thực hiện hợp đồng dài hạn với khách hàng, giá xuất khẩu thường xuyên thay đổi và chênh lệch giá cao khiến khách hàng giảm đột ngột hoặc không đặt hàng khi giá tăng cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thị trường nhập khẩu không ngừng nâng cao các rào cản thương mại cũng như kỹ thuật làm tăng chi phí kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và rủi ro hàng bị trả lại.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY

Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận qua các năm là sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Do đó tôi xin đưa ra một số giải pháp làm tăng sản lượng, tăng giá bán, thay đổi kết cấu hàng bán, kiểm soát được tình hình tăng

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -74 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU

giảm của chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán để nâng cao lợi nhuận của công ty.

5.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5.2.1.1. Biện pháp tăng sản lượng

Công ty cần chú trọng nhiều vào thị trường trong nước hơn, ngoài bán cho tỉnh Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh công ty cần mở rộng quan hệ phân phối, đồng thời khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ mặt hàng của công ty bằng các biện pháp như chiết khấu thương mại, mua nhiều giảm giá,… công ty có thể mở rộng thị trường vào các siêu thị khắp cả nước và các nhà hàng dịch vụ du lịch, vì đây là thị trường tiềm năng.

Đối với thị trường xuất khẩu cần chú ý:

- Duy trì, củng cố các bạn hàng truyền thống như Nhật, Châu Âu,… đồng thời không ngừng không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở các nước trong và ngoài khu vực…

Ta thấy rằng thị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng khá cao trang tổng doanh thu xuất khẩu, vì vậy, công ty cần đẩy mạnh quảng bá tạo thương hiệu, mẫu, đa dạng hóa các sản phẩm trên internet những mặt hàng khác, lạ, đẹp mắt nhằm nâng cao mỹ quan và phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ phẩm chất của các đơn vị cung ứng. Điều đó cũng để nhằm thỏa mãn các thị trường khó tính khác như Mỹ, Nhật Bản,…Hàng năm lượng nhập khẩu của thị trường này khá nhiều, vì vậy nếu tranh thủ xuất bán được ở các thị trường này sẽ đem lại doanh thu khá lớn cho công ty. Do đó công ty cần nổ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các năm gần đây, việc xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới cao hơn rất nhiều so với những năm trước, nhưng mức giá lại không ổn định vì vậy cơ hội đẩy mạnh doanh thu của công ty là rất cao nếu như mức giá trên thị trường thế giới được ổn định và được sự can thiệp của hiệp hội thương mại quốc tế.

- Chọn lọc những khách hàng mua hàng thường xuyên, thanh toán đảm bảo để giao dịch ký kết hợp đồng.

- Công ty cần tham gia nhiều hơn vào các kỳ hội chợ quốc tế, giới thiệu sản phẩm của mình cùng với khách hàng thế giới.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -75 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU

- Đối với công ty cần xây dựng mạng lưới phân phối kinh tế và chiến lược maketing cho từng đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu.

5.2.1.2. Biện pháp tăng giá bán

Trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với công ty Docifish mà đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Vì vậy việc định giá bán phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức chi phí và không được thấp hơn mức giá do Hiệp Hội Lương Thực đề ra, từ đó điều chỉnh giá bán phù hợp cho từng loại khách hàng. Công ty cần áp dụng các mức giá khác nhau tùy theo các đối tượng khách hàng.

5.2.1.3. Giảm giá vốn hàng bán

- Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, không thu mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí thu mua, khi mua nguyên liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho.

- Hiện nay thị trường thủy sản bị biến động rất nhiều, do đó công ty cần dự đoán tình hình biến động giá nguyên liệu đặc biệt là các loại sản phẩm cấp cao bằng cách lập dự toán nguyên liệu mua vào. Khi công ty lập dự toán được tình hình thị trường giá thị trường này sẽ tăng hơn nữa thì nên mua vào với số lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm.

Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp để mua được với giá rẻ hơn. Thiết lập cho công ty mình nhiều kênh thu mua nguyên liệu để tránh, thu mua trực tiếp từ nông dân vì như vậy giá sẽ rẽ, xây dựng mối liên hệ, hỗ trợ nhau hai bên cùng có lợi, dù giá nguyên liệu có biến động nhiều thì công ty cũng chỉ bị tác động nhẹ.

- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài để tiết kiệm chi phí nguyên liệu tiêu hao

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh công ty Docimexco-Docifish (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w