II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 1 Xác định đơn giá cho một đơn vị thành phẩm
3.1 Xác định đơn giá cho một đơn vị thành phẩm
- Đơn giá tiền lương mỗi khâu sản xuất được xác định theo công thức:
Lcbn
Đg =
Mslca
Trong đó:
Đg: Đơn giá tiền lương
Lcbn: Lương cấp bậc công việc ngày Mslca: Mức sản lượng 1 ca làm việc
Bậc thợ: Bậc thợ quy định của từng mặt hàng thường theo tiêu chuẩn của ngành quân trang, hiện nay các sản phẩm may đo thường được quy định về các cấp bậc thợ từ 4/6 trở lên.
Ví dụ:
Áo sơ mi hè cộc tay may đo: Bậc 4/6 Đại lễ phục hè may đo: Bậc 6/6
Lương tháng theo cấp bậc công việc của công nhân viên quốc phòng ngoài phần lương cơ bản theo thang lương hiện hành của Nhà nước còn được hưởng 30% phụ cấp quốc phòng. Thang lương được áp dụng tại Công ty như sau:
Bảng 2.8: Thang lương 6 bậc quy định đối với công nhân SX trực tiếp
Bậc 1 2 3 4 5 6
Hệ số 1,55 1,85 2,22 2,65 3,18 3,8
Mức lương 697,5 832,5 999 1192,5 1431 1710
Thang lương với mức lương tối thiểu là 450.000 đ theo quy định mới của Nhà nước.
Lương cấp bậc công việc tháng = 450.000 * hệ số * 1,3 Lương cấp bậc công việc ngày = Lcbt/22 ngày
Mức sản lượng ca phụ thuộc vào hao phí cho một sản phẩm thông qua công tác định mức hao phí thời gian cho từng bước công việc:
∑ Thời gian 1 người lao động làm 1 ngày Mslca =
Thời gian hao phí 1 sản phẩm
Để xác định mức sản lượng ca một cách chính xác thì đòi hỏi những người làm công tác định mức phải xác định được thời gian hao phí cho 1 sản phẩm một cách chính xác, phải khảo sát thời gian hao phí cho từng bước công việc một cách tỷ mỷ, khách quan. Dựa vào công thức trên ta xác định được đơn giá cho từng khâu sản xuất.
Ví dụ: Xác định đơn giá cho sản phẩm áo sơ mi budông dài tay sĩ quan.
Đơn giá may:
Bậc thợ quy định: 4/6
Lương tháng quy định bậc 4/6 là: 2,65*450.000*1,3= 1.550.250đ Lương 1 ngày công lao động: 1.550.250/22 = 70.466đ
Năng suất 1 người/ngày/áo: 5,6 áo Đg may = 70.466 / 5,6 = 12.583 đ/áo
Đơn giá cắt:
Lương tháng là: 1.550.250đ Lương 1 ngày công lao động: 70.466đ Năng suất lao động 1 người: 20 áo/ ngày
Đg cắt = 70.466 / 20 = 3.523đ/áo
Vậy ta tính được đơn giá cho khâu sản xuất:
Đgsx = Đg cắt + Đg may = 12.583 +3.523 =16.106 đ/áo
* Sau khi tính được đơn giá cho khâu sản xuất ta tính CPql, CPpv để xác định đơn giá lương của bộ phận quản lý phục vụ gián tiếp chủ yếu dựa trên việc bố trí sắp xếp định biên về số lượng người trong các bộ phận. Trong đó các chức năng nhiệm vụ của từng người theo hệ số quy định làm căn cứ tính lương.
Bảng 2.9: Định biên về nhân sự xí nghiệp I
TT Chức danh Hệ số Số
người ∑ Hệ số Ghi chú
1 Giám đốc xí nghiệp 4,5 1 4,5
2 Phó GĐ xí nghiệp 3,9 1 3,9
3 Kế toán 1,5 3 4,5
4 Nhân viên cửa hàng 1,3 2 2,6
5 Đo cửa hàng 1,7 1 1,7
6 Cơ khí 1,5 1 1,5
7 Kiểm phẩm 1,5 2 3
8 Thủ kho 1,5 2 3
9 Nhân viên bảo vệ 1,3 1 1,3 ∑Hệ số bộ phận QL 10 Tổ trưởng sản xuất 1,7 6 10,2
11 Công nhân may 1,2 190 228
12 Công nhân cắt 1,2 40 48 ∑ Hệ số XN [Nguồn: Phòng KH-TCSX] ∑ Hệ số người (bộ phận QL + PV) CPql + CPpv = * Đgsx ∑ Hệ số người xí nghiệp 26 = * (Đg cắt + Đg may) = 9,08% * (Đgcắt + Đg may) 286,2
Theo ví dụ trên thì đơn giá quản lý và phục vụ là: CPql + CPpv = 9,08% * 16.106 = 1.462 đ/áo
Tổng đơn giá tiền lương = Đg cắt + Đg may + Đg(ql+pv) = 12.583 +3.523 + 1.462 = 17.568đ
Qua cách tính đơn giản này ta thấy đơn giá tiền lương của bộ phận quản lý và phục vụ được xác định dựa vào đơn giá tiền lương các khâu sản xuất cắt, may. Như vậy tiền lương của bộ phận quản lý và phục vụ ít nhiều gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất của công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Cho nên, những công nhân làm ra sản phẩm kém chất lượng không những ảnh hưởng đến tiền lương của chính họ mà còn ảnh hưởng đến tiền lương của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ. Do vậy cách tính đơn giá này gắn trách nhiệm và quyền lợi của bộ phận gián tiếp sản xuất với bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm.