Giới thiệu tình hình quản trị công ty ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhà đầu tư tổ chức đển quản trị công ty (Trang 25 - 27)

Để hiểu về tình hình quản trị công ty của Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ nói đến hai khía cạnh, đó là : kiến thức về quản trị công ty và các khuôn khổ pháp lý liên quan.

Đầu tiên là kiến thức quản trị công ty. Cách đây không lâu thì cụm từ “quản trị công ty” đã khá phổ biến và quen thuộc trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, rất ít ngƣời thật sự hiểu đúng nghĩa về chúng. Họ thƣờng hay nhầm lẫn hai khái niệm “quản trị công ty” và “quản lý công ty”, và họ cũng chỉ hiểu có nghĩa đại loại nhƣ là kiểm soát điều hành hoạt động của công ty. Cộng đồng doanh nghiệp đã là vậy, cho nên giới nhà báo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng không hiểu khá hơn. Nguyên nhân của điều này một phần cũng là do giáo dục và đào tạo ở những bậc cao của Việt Nam chƣa có nghiên cứu về quản trị công ty, và cũng chƣa thật sự quan tâm đến vấn đề này.

Thứ hai là các khuôn khổ pháp lý liên quan, trong nhiều năm vừa qua chính phủ Việt Nam đã đƣa ra nhiều văn bản pháp lý mà nó liên quan trực tiếp đến các

vấn đề quản trị công ty nhƣ là Luật Doanh nghiệp và chứng khoán, Các quy định quản trị doanh nghiệp cho các công ty niêm yết, mẫu điều lệ cho các công ty niêm yết 2007, và Thông tƣ mới về công bố thông tin cho công ty của thị trƣờng chứng khoán. Đó là những điều hết sức tiến bộ và nó thể hiện đƣợc tầm nhìn của những nhà làm chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên, vì những vấn đề nhận thức của cộng đồng nhƣ đã nói ở trên còn khá hoang sơ, cho nên việc thực hành những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở thực tế chỉ là hình thức và không có tác dụng nhiều giúp cải thiện những vấn đề của doanh nghiệp. Cũng cần phải nói là những điều khoản liên quan đến quản trị doanh nghiệp và phƣơng thức áp dụng trong những văn bản pháp lý của Việt Nam là rất chung chung, chƣa cụ thể và phù hợp với tình hình đặc trƣng của Việt Nam.

Trong hai năm trở lại đây, ủy ban chứng khoán nhà nƣớc (SSC) và viện quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM) đã hợp tác với IFC – một thành viên của tổ chức WorldBank, với mục tiệu là cải thiện việc thực hiện quản trị công ty ở các doah nghiệp Việt Nam. IFC đã tổ chức khá nhiều các buổi hội thảo và những hội nghị bàn tròn nhằm giới thiệu và nâng cao các kiến thức quản trị công ty cho cộng đồng doanh nghiệp và giới chức ở Việt Nam. Các buổi nhƣ thế này đã đƣợc đánh giá rất tích cực, giúp đƣợc rất nhiều cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và chính đó đang khơi dậy một trào lƣu về nhu cầu tìm hiểu kiến thức quản trị công ty. Bên cạnh những nỗ lực đó của IFC, CIEM cũng đã cho biết rằng họ sẽ thay đổi luật Doanh nghiệp để tăng cƣờng quản trị công ty ở Việt Nam và dự kiến sẽ đệ trình lên quốc hội vào năm 2012. Nhƣng trƣớc hết là sẽ đƣa ra một nghị định mới thay thế nghị định 139 hƣớng dẫn thi hành luật doanh nghiệp trong đó tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trong quá trình thi hành luật liên quan đến quản trị doanh nghiệp (quản trị công ty).

Tất cả những điều đó cho thấy rằng, mặc dầu quản trị công ty ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn sơ khởi nhƣng với sự quan tâm của Nhà nƣớc, các tổ chức quốc tế và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng tài chính thế giới hiện nay thì chỉ một, hai năm nữa thì quản trị công ty sẽ không còn là điều xa lạ và các công ty phải đối mặt với chúng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhà đầu tư tổ chức đển quản trị công ty (Trang 25 - 27)