Khoanh nợ, xoá nợ; xiết nợ, thu hồi tài sản thế chấp; chuyển nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

2. Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng ở các ngân hàng th ơng mại Việt Nam

3.2.2 Khoanh nợ, xoá nợ; xiết nợ, thu hồi tài sản thế chấp; chuyển nợ quá hạn:

hạn:

+ Khoanh nợ, xoá nợ:

Việc khoanh nợ, xoá nợ đợc thực hiện khi có sự đồng ý, chấp thuận của NHNN, Bộ tài chính, Chính phủ, đợc thực hiện chủ yếu đối với các khoản cho vay chỉ định, đối với các doanh nghiệp nhà nớc, đối với vùng bị thiên tai nặng nề và đối với khoản nợ cũ, nợ tồn đọng do cơ chế không có khả năng thu hồi đợc ngân sách nhà nớc ghánh chịu hay cấp bù khoản thất thoát đó . Song biện pháp này chỉ đợc thực hiện đối với TNTM quốc doanh.

+Xiết nợ, thu hồi tài sản thế chấp:

Việc này do các ngân hàng tự giải quyết, phối hợp cùng ngời vay, phối hợp bán tài sản thu nợ, khởi kiện ra toà, đôn đốc thi hành án ... Nhóm biện pháp này thực hiện phổ biến ở nớc ta trong thời gian qua, nhng vấn đề nổi lên đó là xung đột các vấn đề pháp lý, sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quan hữu quan, tính không nghiêm của luật pháp, những tiêu cực khác. Do đó hiệu quả của biện pháp này thực hiện cha đợc nhiều.

+ Chuyển nợ quá hạn, áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn:

Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, về mặt pháp lý có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2002, nhng đến nay nhiều tổ chức tín dụng vẫn cha có văn bản hớng dẫn. So với quy chế cho vay cũ 284, quy chế mới thông thoáng hơn nhiều:

- Chuyển nợ quá hạn: điểm 2 điều 13 trả nợ gốc và lãi vốn vay quy

định”Khi đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không đợc điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi, hoặc không đợc gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì TCTD chuyển toàn bộ số d nợ sang nợ quá hạn”

- áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn:điểm 2 điều 11 “Mức lãi suất áp

dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng nhng không vợt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã đợc kí kết và điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Trong thc tế một số loại hình cho vay, Ngân hàng cơ sở phải thực hiện thu nợ(gốc, lãi) theo định kì hàng tháng, nhằm chia nhỏ khoản nợ phải trả của ng- ời vay để tạo điều kiện cho khách hàng dễ trả nợ, hạn chế rủi ro, nh cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng CBCNV, cho vay hộ nghèo... nhng ngợc lại, để thu nợ(gốc, lãi) đúng hạn theo phân kì là một điều khó khăn, bởi nhiều nguyên nhân từ phía khách hàng . Do vậy, nếu thực hiện đúng nh tinh thần điểm 2 điều 13 quy chế cho vay 1627, thì việc điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn sẽ gia tăng tại ngân hàng cơ sở, một số khoản nợ vay có thể xảy ra tình trạng “vào ra khu vực nợ quá hạn nhiều lần” khi trả lãi không đúng kì hạn chứ không phải không có khả năng trả nợ.

D nợ quá hạn sẽ tăng đột ngột trong một số trờng hợp, nh chậm trả một món lãi triệu đồng có thể bị chuyển sang nợ quá hạn hàng chục tỷ đồng đối với phơng thức cho vay theo hạn mc tín dụng; hiện nay hạn mức tín dụng bình quân của doanh nghiệp có doanh số hoạt động kinh doanh khá thờng ở mức 50-100 tỷ đồng, chỉ cần không trả đợc một kỳ hạn lãi bất kì giấy nhận nợ nào của hợp đồng tín dụng, thì số d nợ 50-100 tỷ đồng trên hợp đồng tín dụng sẽ bị chuyển toàn bộ sang nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w