2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
2.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp
Để thấy được khái quát tình hình sử dụng vốn của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu tổng hơp từ 5-8 đã trình bày để phân tích làm rõ vấn đề:
Bảng số 3: Kết quả các chỉ tiêu tổng hợp
Đơn vị : 1000đ
Năm 1999 2000 2001 2000 so với 1999 2001 so với 2000
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền
Mức tăng tuyết đối % Mức % Tỷ suất lợi nhuận vốn 0,05564 0,09333 0,08366 0,03769 67,74 -0,00967 -10,36 Hệ số đảm nhiệm vốn 0,55658 0,55764 0,64529 0,00106 0,19 0,08765 15,72 Doanh lợi vốn 0,28664 0,3530 0,23591 0,06636 23,15 -0,11709 -33,17 Hệ số nợ 0,80589 0,73559 0,64538 -0,0703 -8,72 -0,09021 -12,26
Nguồn trích : Bảng cân đối kế toán (1999-2001)
Năm 2000 cứ 1000đ vốn bình quân tạo ra 0,09333 nghìn đồng lợi nhuận (tăng 0,03769 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 67,74% ) so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng mạnh lợi nhuận so với vốn bình quân điều đó có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn hay làm gia tăng thêm một lượng lợi nhuận nhất định. Nếu muốn hệ số của chỉ tiêu này đạt được như năm 1999 trong khi lợi nhuận ở mức năm 2000 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:
4.314.614 = 77.545.183,32 (1.000đ)
0.05564
Nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng 44.227.626,5 nghìn đồng vốn bình quân do vậy đã tiết kiệm được một lượng vốn bình quân là:
77.545.183,32- 44.227.626,5=31.317.556,82 nghìn đồng
Năm 2001 chỉ tiêu này đạt được là 0,08366 nghìn đồng /1000đ vốn cố định bình quân, giảm - 0,00967 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm
-10,36% so với năm 1999. Hiện tượng này xảy ra là do mức tăng của lợi nhuận không theo kịp mức tăng vốn bình quân, nói cách khác thì vốn được đầu tư nhiều nhưng không đem lại hiệu quả bằng năm 2000 đã làm công ty bị lãng phí một lượng vốn hay mất đi một lượng lợi nhuận. Để đạt được hệ số của chỉ tiêu này không đổi so vói năm 2000, trong khi lợi nhuận ở mức năm 2000 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:
5.257.398 = 56.331.276,12 (1.000đ)
0.09333
Thực tế, công ty đã sử dụng một lượng vốn bình quân là : 62.842.866,5 nghìn đồng do vậy đã lãng phí một lượng là :
62.842.866,5-56.331.276,12=6.511.590,38 nghìn đồng
Năm 2000 đạt 0,55764 nghìn đồng vốn bình quân / 1000đ doanh thu thuần tăng rất nhẹ so với năm 1999 với mức tuyệt đối là 0,00106 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,19%. Sang năm 2001 hệ số của chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 0,08765 nghìn đồng / 1.000đ doanh thu thuần, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,72%. Nghĩa là công ty bị thiệt hại một lượng doanh thu thuần hay lãng phí một lượng vốn bình quân nhất định cụ thể nếu muốn đạt được hệ số của chỉ tiêu này như năm 2000, với mức doanh thu thuần đạt được như năm 2000 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là :
0,55764 * 97.386.197=54.306.438,9 (1.000đ)
Nhưng thực tế công ty đã sử dụng là 62.842.866,5 nghìn đồng do vậy đã lãng phí một lượng vốn bình quân là :
62.842.866,5-54.306.438,9=8.536.427,6 (1000đ)
c. Doanh lợi vốn
Tương tự như chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn ta thấy năm 2000 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn tự có bình quân so với năm 1999 là:
4.314.614
= 15.052.379,29 - 6.736.083 = 8.316.296,291 (1.000đ)
0.28664
Năm 2001 đã lãng phí một lượng vốn tự có bình quân so với năm 2000 là: 5.257.398
= 14.893.478,75 - 62.842.866,5 = -7.949.387,75 (1.000đ)
0,3530
Và so với năm 1999 đã lãng phí một lượng vốn là: 5.257.398
= 18.341.466,65 - 62.842.866,5 = - 44.501.399,85 (1.000đ)
0.28664
Hiện tượng doanh lợi vốn tăng giảm thất thường là do sự biến động của lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn còn có sự bất cập nên dẫn đến tình trạng kể trên.
Năm 2000 hệ số nợ là 0,73559, giảm - 0,0703 tương ứng với tỷ lệ giảm - 8,72% so với năm 1999, nghĩa là cứ 1000đ vốn bình quân năm 2000 công ty đã có thêm 0,073 nghìn đồng vốn chủ sở hữu bình quân. Tương tự, năm 2001 tỷ lệ vốn vay bình quân trong tổng vốn bình quân tiếp tục giảm
-12,26%, tương ứng với mức giảm tuyệt đối là - 0,09021 nghìn đồng vốn vay bình quân / 1.000đ vốn bình quân hay cứ 1000đ vốn vay bình quân công ty đã tăng thêm được 0,09021 nghìn đồng vốn chủ sở hữu bình quân.
Qua các chỉ tiêu tổng hợp trên ta thấy có sự tăng giảm thất thường, nghĩa là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa ổn định. Cụ thể trong 3 năm 1999-2001 thì chỉ có năm 2000 là năm mà các chỉ tiêu được đánh giá là khá tốt hay nói cách khác là năm mà công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Năm 2001 có xu hướng xấu đi. Thực tế này đòi hỏi công ty cần có biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới. Có một đặc điểm nổi bật trong ba năm hệ số nợ liên tục giảm nghĩa là tỷ trọng vốn chủ sở hữu liên tục tăng, báo hiệu mức độ độc lập về tài chính của công ty ngày càng vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty chủ động nhu cầu vốn trong kinh doanh giảm được các chi phí tài chính do việc vay vốn từ các nguồn khác nhau.