Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang (Trang 57)

2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

2.3 Nhận xét chung

2.3.1 Những mặt đã đạt được

Qua số liệu trên , ta thấy doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua 3 năm đã thể hiện sự phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu của của Công ty May Đức Giang trong chặng đường đi lên của mình. Mục tiêu mà công ty thực hiện được triệt để nhất đó là mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị, điều này được thể hiện rõ qua hệ số đổi mới tài sản cố định tăng cao năm 2000 và ở năm 2001 tuy có giảm nhưng vẫn tăng so với năm 1999 đã làm quy mô vốn cố định của công ty phát triển năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 cũng là năm mà công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất, được thể hiện qua kết quả các chỉ tiêu đều rất tốt như doanh lợi vốn cố định bình quân tăng 69,09%, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động bình quân tăng 73,97% nên đã có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thanh toán của công ty

2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục

Ta có thể thấy ngay hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2001 giảm sút so với năm 2000 nhưng vẫn tăng hơn so với năm 1999. Chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa đi vào thế ổn định.

Xét về vốn cố định thì năm 2001 vẫn có sự tăng trưởng trong đó chủ yếu vẫn là sự tăng lên của TSCĐ được đầu tư mới nhưng với mức tăng nhỏ hơn so với năm 2000 . Hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến vốn cố định đều không duy trì được sự ổn định tốt đẹp như năm 2000 cá biệt có những chỉ tiêu năm 2000 đã không khắc phục được những hạn chế so với năm 1999 mà sang năm 2001 vẫn lâm vào tình trạng xấu hơn cụ thể là : Doanh lợi vốn cố định tăng 3,9% so với năm 2000 trong khi đó chỉ tiêu này tăng

69,09% so với năm 1999 . Sức sản xuất TSCĐ giảm -2,54% so với năm 2000 và còn giảm :

(1,89424 - 1,98896) * 1001,98896 = - 4,76 % so với năm 1999 . Suất hao phí tăng 2,61% so với năm 1999 tăng :

(0,52792 - 0,50277) * 100 = 5 %

0,50277

so với năm 1999 . Hệ số đảm nhiệm vốn cố định tăng 3,01% so với năm 2000 và tăng:

(3,03462 - 3,01784) * 100 = 0,556

% 3,01784

so với năm 1999 đã làm lãng phí vốn .

- Xét về vốn lưu động thì cũng tương tự như vốn cố định sang năm 2001 đều có dấu hiệu rõ ràng của sự giảm sút hiệu quả so với năm 2000 . Sức sản xuất vốn lưu động giảm - 29,62% so với năm 2000 và giảm:

(3,23465 - 4,44) * 4,44100 = -27,15%

so với năm 1999 . Tỷ suất vốn lưu động giảm - 25,10% so với năm 2000 . Số vòng quay vốn lưu động giảm - 29,62% so với năm 2000 và giảm -27,15% so với năm 1999 . Thời gian 1 vòng quay vốn tăng 42,08% so với năm 2000 và tăng :

(111,29 - 81,08) * 100 = 37,26%

81,08

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng 45,83% so với năm 2000 và tăng:

(0,315 - 0,225) * 100 = 40%

0,225 so với năm 2000 làm lãng phí vốn lưu động .

- Về khả năng thanh toán của công ty còn nhiều bất cập . Nếu xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong cả kỳ thì đảm bảo nhưng nếu thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn và vốn lưu động thì công ty lại bị thiều tiền mặt để thanh toán ở các thời điểm đầu năm 1999 và cuối năm 2001

Như vậy , từ thực tế sử dụng vốn cố định và vốn lưu động trong năm 2001 đã tổng hợp ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty không tốt bằng năm 2000, nguyên nhân dẫn đến kết quả trên thì có nhiều , trong đó có nguyên nhân về yếu tố quản lý , điều hành sản xuất chung của công ty . Thực tế này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần phải có biện tháo gỡ nhằm chặn được đà giảm sút cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG

Trong những năm qua theo đường lối phát chính sách triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp được ra đời với số lượng lớn, trong đó có doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc.Vì thế ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về vốn tín dụng, các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh lẫn nhau về thị phần tiêu thụ trong nước và các hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. Đặc biệt là sự cạnh sự cạnh tranh ấy sẽ trở lên gay gắt và cơ hội giành được các đơn đặt hàng lớn, lâu dài của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trở lên khó khăn hơn khi phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất kinh doanh những mặt hàng tương tự. Bởi lẽ họ có kinh nghiệm, trình độ trong quản lý sản xuất kinh doanh, có sức mạnh về tài chính nên giá thành sản phẩm của họ chắc chắn sẽ ở mức thấp, kết hợp với mẫu mã sản phẩm lại đa dạng, phong phú nên sản phẩm của họ có sức cạnh tranh tốt. Ví dụ như sản phẩm dệt may của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam với giá cả phù hợp với đại đa số thu nhập của người lao động, mẫu mã lại đa dạng để người tiêu dùng có thể lựa chọn trong khi đó sản phẩm dệt may của ta đa số là giá thành khá cao, mẫu mã còn đơn điệu nên khó có thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc. Trong tương lai, chắc chắn là sự cạnh trạnh sẽ còn khốc liệt hơn khi các doanh nghiệp may mặc được ra đời nhiều thêm không những ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài, và nhu cầu chung thì tăng chậm hoặc chững lại, điều đó được xem như là một quy luật tất yếu của nền kinh tế . Trước bối cảnh ấy, Công ty May Đức Giang đã đưa ra mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau:

Tiếp tục đầu tư, cải tiến đổi mới theo chiều sâu máy móc thiết bị công nghiệp hiện đại, tạo cơ sở vật chất vững chắc cho sự phát triển lâu dài . Đẩy mạnh công tác thiết kết , đa dạng hoá mãu mã sản phẩm , nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa . Tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 để hội nhập khu vực và thế giới.

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ( về giá cả , chất lượng, mẫu mã) với các sản phẩm nhập khẩu từ khu vực ASEAN vào Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc. Vì đến năm 2003 thuế hàng xuất nhập khẩu vào Việt Nam chỉ còn từ 0% đến 5% và sẽ giảm xuống 0% sau năm 2006

Gia tăng sản lượng tiêu thụ nội địa, mở rộng thị trường tiêu thụ đến các vùng nông thôn miền núi vì đây là một thị trường rất rộng lớn mà công ty còn chưa khai thác được đồng thời phấn đấu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty để họ có đủ năng lực làm chủ máy móc thiết bị hiện đại và đủ năng lực để quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường luôn biến động.

Xây dựng hệ thống các kênh phấn phối tiêu thụ, các đại lý bán hàng, mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các mối trung gian thương mại tạo thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng.

Tổ chức sản xuất khoa học, hiệu quả xây dựng phương án tiết kiệm trong sản xuất, hội tụ sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty có khả năng thâm nhập vào thị trường mới.

Tạo đủ công ăn việc làm, cố gắng nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, chấp hành đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước.

Từng bước lập kế hoạch chuẩn bị cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Một số chỉ tiêu cụ thể năm 2002

 Giá trị sản xuất công nghiệp: 970.461triệu đồng

 Doanh thu 280.800 triệu đồng

 ( Trong đó doanh thu bán FOB là 60 %)

 Kim ngạch xuất khẩu 10.6 triệu USD

 Lợi nhuận 7.500 triệu đồng

 Nộp Ngân sách 2.500 triệu đồng

 Thu nhập bình quân 1.243.000 đồng

 Tổng số cán bộ công nhân viên 3.120 người

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 0.55

Trước mắt công ty cần phấn đấu hoành thành kế hoạch đặt ra trong năm 2002 là doanh thu tăng 32% , năng suất lao động bình quân tăng 26%/ người, bán FOB đạt 70% doanh thu, giảm tỷ trọng nợ phải trả, giá vốn hàng bán chiếm 66% trong doanh thu.

Để thực hiện tốt các mục tiêu và phương hướng nêu trên đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, công ty cần phải xem xét và khắc phục những khó khăn, những điểm yếu đồng thời phải biết tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh sẵn có. Đòi hỏi phải có sự đoàn kết nội bộ, sự nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên của công ty, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

3.2.1 Về phía công ty May Đức Giang

3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của một doanh nghiệp là một phần vốn ứng ra để mua sắm tài sản cố định, đối với công ty May Đức Giang - là một doanh nghiệp sản xuất, vì vậy vốn cố định chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số vốn của công ty. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải:

Xác định cơ cấu tài sản cố định hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty, ở công ty tài sản cố định hữu hình là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng 100%, trong bộ phận này thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất cao nên cùng với việc huy động tối đa tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh phải tiến hành xử lý dứt điểm những tài sản hư hỏng, không cần dùng và không có hiệu quả kinh tế, những tài sản đã khấu hao hết chờ thanh lý nhằm tận thu, thu hồi vốn cố định chưa sử dụng hết.

Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về mặt thời gian và công suất. Biện pháp này làm cho với một lượng tài sản cố định nhất định có thể sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn, tiền khấu

hao với một đơn vị sản phẩm giảm, vốn cố định luân chuyển nhanh hơn. Thực tế ở Công ty may Đức Giang máy móc thiết bị thực tế chỉ khai thác được từ 94-96% công suất, một mặt do trình độ tay nghề của công nhân còn chưa cao, một mặt do sự xuống cấp của máy móc thiết bị và khả năng sử dụng những thiết bị mới chưa thành thạo. Vì vậy công ty cần phải chú ý tới việc nâng cao và tăng thời gian hoạt động có ích và tăng công suất của tài sản cố định.

Tổ chức tốt công tác giữ gìn sửa chữa tài sản cố định có ảnh hưởng đến việc duy trì tính năng, công dụng, công suất tài sản cố định. Ở Công ty May Đức Giang trách nhiệm giữ gìn được giao cho từng xí nghiệp sản xuất, từng phòng ban vì vậy ý thức giữ gìn tài sản khá cao. Tuy vậy công tác sửa chữa tài sản cố định còn nhiều điểm chưa hợp lý: Đội ngũ công nhân kỹ thuật nhiều khi không sửa chữa được loại máy móc, thiết bị hiện đại mà phải thuê chuyên gia nên việc sửa chữa kéo dài, tốn phí, làm ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất ...Vì vậy công ty cần phải nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, kỹ sư, phải tính toán lựa chọn giữa sửa chữa lớn và quyết định thanh lý sao cho hợp lý nhất biện pháp này cần hướng vào việc khắc phục những tổn thất do hao mòn trong quá trình sử dụng cũng như do tác động của tự nhiên. Để thực hiện tốt công tác sửa chữa, giữ gìn tài sản cố định cần phải kết hợp kế hoạch sửa chữa với các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, phát triển ứng khoa học kỹ thuật.

Cải tiến hiện đại hoá máy móc thiết bị, đây là một biện pháp quan trọng để giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Cần phải tính toán, cân nhắc hiệu quả kinh tế của biện pháp này, cần lập ra nhiều phương án để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất.

Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động. Trình độ tay nghề của công nhân càng cao thì việc sử dụng tài sản sẽ tốt hơn, ý thức trách nhiệm trong bảo quản sử dụng càng tốt thì mức độ hao mòn tài sản càng giảm đi, tránh được những hư hỏng và tai nạn bất ngờ. Ở công ty nhìn chung trình độ tay nghề của người công nhân chưa cao, có một số thiết bị hiện đại trình độ sử dụng của công nhân còn hạn chế ...Vì vậy công ty cần phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ, tay nghề cho công nhân, đặc biệt là những bộ phận thiết bị hiện đại, đồng thời phải nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của người lao động, kết hợp với các biện pháp kinh tế như thưởng, phạt để kích thích người lao động giữ gìn máy móc tốt hơn.

Phân cấp quản lý tài sản cố định, giao quyền sử dụng cho các đơn vị, xí nghiệp, phòng ban nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng của các đơn vị.Thực tế trong công ty việc quản lý tài sản cố định lớn nhất là Tổng giám đốc công ty, ở các xí nghiệp là giám đốc các xí nghiệp, ở các phòng ban là trưởng phòng, tuy đã phân cấp quản lý cho các đơn vị song việc phân cấp còn nhiều bất cập. Tóm lại nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định đối với Công ty là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liêu lao động các doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động (như nguyên vật liệu , bán thành phẩm ...) vốn lưu động cùng một lúc được phân bổ trên khắp các gian đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho qúa trình tái sản xuất được thực hiện liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các quá trình khác nhau đó. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả bao nhiêu thì sản phẩm tiêu thụ được nhiều bấy

nhiêu. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.

Tổ chức và quản lý tốt quá trình thu mua, dự trù vật tư nhằm giảm bớt chi thu mua dự trữ vật tư góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Như đã phân tích trong phần dự trữ hàng tồn kho, cho thấy mức dự trữ nguyên vật liệu ở đầu năm và cuối năm khá cao mà thực tế nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp không thể dùng hết, mặt khác giá cả các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty hầu như không có sự biến đổi lớn vì thế nên chăng công ty nên giảm bớt lượng dự trữ này để tăng cường lượng vốn ở các khâu khác.Công ty cần quản lý tốt khâu này để vật tư phục vụ cho sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w