Đa dạng hoá hình thức tín dụng

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên (Trang 50 - 51)

- Môi trường tự nhiên

3.2.2 Đa dạng hoá hình thức tín dụng

Trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng là: Hộ sản xuất, hộ kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn; hộ sản xuất kinh doanh lớn ở các xã, các chợ, các đại lý dịch vụ thương mại, các hộ có thân nhân đi lao động ngắn hạn ở nước ngoài; cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có tính ổn định; chọn lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có hiệu quả.

Các hình thức cho vay của chi nhánh chưa đa dạng, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng như: một số doanh nghiệp cần vay vốn nhưng do không đủ điều kiện về tài sản thế chấp nên mặc dù có phương án sản xuất kinh doanh khả thi vẫn không được vay vốn. Vì vậy chi nhánh cần phát triển cho vay bằng tín chấp.

Các doanh nghiệp, hộ sản xuất muốn vay vốn trung, dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vôn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn. Đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn là việc cần làm để thu hút thêm khách hàng và từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Tăng cường cho vay theo hạn mức tín dụng, thấu chi đối với các hộ kinh doanh lớn tại các xã, phường, các chợ thay vì cho vay từng lần như hiện nay chi nhánh đang làm.

Việc cho vay gián tiếp thông qua tổ nhóm cũng có thể thu hút được đông đảo hộ sản xuất xin vay và nếu làm tốt phương thức này thì chất lượng tín dụng cũng sẽ được nâng lên. Ngân hàng cần phát triển hơn nữa các hình thức cho vay mới như là: cho vay trả góp, cho vay hợp vốn, các hình thức tín dụng thế chấp. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng đối với dân cư như cho vay trả góp để mua nhà ở, cho vay mua sắm các phương tiện tiêu dùng có giá trị lớn như ô tô, xe máy…

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w