Cho vay tiêu dùng là cho vay để thanh toán các chi phí hợp pháp cho các mục đích tiêu dùng cá nhân, bao gồm cho vay mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, sửa chữa nhà, cho vay du học, cho vay mua xe gắn máy, ôtô, đồ nội thất đắt tiền…
Quy trình:
Quy trình cho vay và quản lý tín dụng tiêu dùng nằm trong quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay được diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình này cũng xác định người được thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay. Quy trình được soạn thảo dựa trên các văn bản pháp lý cập nhập đến ngày 30-6-2004 liên quan tới quá trình cho vay và quản lý tín dụng cho ngân hàng nhà nước Việt Nam, NHCT Việt Nam và các cấp có thẩm quyền khác ban hành. Trong quá trình thực hiện, các cán bộ cho vay phải tham chiếu các văn bản pháp lý hiện hành.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định,trình duyệt và thông báo việc phê duyệt / không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài theo sự thỏa thuận với khách hàng. Thời gian tối đa phê duyệt tín dụng phải được ngân hàng niêm yết công khai cho khách hàng biết. Nếu quyết định không cho vay, ngân hàng phải thông báo với khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rõ lí do từ chối cho vay. Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn:
a. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:
- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng ; các quy định của ngân hàng công thương mà khách hàng phải đáp
ứng đủ về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cho vay.
b. Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ:
- Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết ( được gi cụ thể trong sổ tay tín dung) Sau khi kiểm tra nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng ( hoặc người được ủy quyền) và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn:
a) Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn:
Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng và / hoặc qua các kênh thông tin.
- Kiểm tra hồ sơ khách hàng:
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay - Kiểm tra mục đích vay vốn:
Kiểm tra xem mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp mục đích sử dụng không.
Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn ( đối chiếu nhu cầu xin vay với những danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ tại từng thời kì).
Đối với những khoản vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về đối tượng ưu tiên vay vốn bằng ngoại tệ.
b. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn:
Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về:Gia đình của khách hàng vay vốn; Mục đích vay vốn của khách hàng; Những nguồn thu nhập thường xuyên / thu nhập khác của khách hàng/những thành viên trong gia đình; Tình hình hoạt động, công việc của khách hàng; Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có) và của người bảo lãnh ( nếu có); Quan hệ làm ăn với bạn hàng, giữa khách hàng và người bảo lãnh( nếu có); Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và địa phương.
c. Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra và xác minh thông tin về khách hàng có thể được thực hiện qua các nguồn khác nhau như: hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại Ngân hàng công thương, thông qua Trung tâm thông tin tín dụng và Phòng thông tin Kinh tế- Tài chính –Ngân hàng – Ngân hàng công thương Việt Nam, thông qua các bạn hàng / đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm, các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay ( cơ quan nơi khách hàng làm việc, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như UBND phường, cơ quan thuế,…), Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/ trước đó đã vay vốn.
d. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn:
- Tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh,, bố trí lao động.
- Phân tích tình hình hoạt động và khả năng tài chính
- Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng
Cán bộ phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng bao gồm quan hệ tín dụng ( đối với ngân hàng cho vay và các chi nhánh
trong cùng hệ thống; đối với các tổ chức tính dụng khác) và quan hệ tiền gửi ( tại ngân hàng công thương và các tổ chức tín dụng khác) ở hiện tại và cả trong quá khứ.
e. Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt.
Cán bộ tín dụng tiến hành tính toán lãi và / hoặc phí( các lợi ích) có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng( số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính).
Cán bộ tín dụng phải xem xét tổng thể các lợi ích khác nhau khi thiết lập quan hệ với khách hàng ( ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể sẽ không cao như mong muốn nhưng bù lại, khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, khách hàng thường xuyên/ có thể có nguồn ngoại tệ để bán cho ngân hàng công thương…
f. Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh,dự án đầu tư Mục đích là để đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay… tạo điều kiện để khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.
Bước 3: Xác định phương thức cho vay
Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của ngân hàng cho vay
Cán bộ tín dụng xác định phương thức cho vay theo quy chế hiện hành của ngân hàng công thương Việt Nam.
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác
- Xem xét khả năng nguồn vốn
Cán bộ tín dụng cùng trưởng phòng tín dụng ( hoặc người được ủy quyền) phối hợp với Phòng/ bộ phận phụ trách nguồn vốn để:Cân đối nguồn vốn( nội tệ, ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn và dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài.
- Xác định lãi suất cho vay
Cán bộ tín dụng tổng hợp số liệu để tính toán và xác định lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay theo các bước sau
Cán bộ tín dụng tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay. Các số liệu cụ thể bao gồm: chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn; chi phí thanh khoản; chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Dựa trên số liệu đã tổng hợp được, cán bộ tín dụng tính toán lãi suất cho vay như sau
Lãi suất cho vay= chi phí vốn + chi phí rủi ro tín dụng + tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Chi phí vốn = Chi phí vốn chủ sở hữu( nếu Trụ sở chính có phân bổ)x(tỷ lệ an toàn vốn)+ chi phí huy động vốn x (1-tỷ lệ an toàn vốn + chi phí thanh khoản + chi phí hoạt động
Cán bộ tín dụng đối chiếu mức lãi suất tính được với lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường tương ứng tại cùng thời điểm. Các quy định cụ thể được quy định trong sổ tay tín dụng.
Cán bộ tín dụng đề mức lãi suất cho vay trong nội dung Tờ thẩm định cho vay để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xem xét điều kiện thanh toán
Cán bộ tín dụng cùng trưởng phòng tín dụng( hoặc người được ủy quyền) phối hợp với văn phòng thanh tra xuất nhập khẩu thanh xác định điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán… đối cới những khoản vay thanh toán với nước ngoài.
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, Cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định(TTTĐ). TTTĐ phải nêu cụ thể những kết quả của quá trình, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.
Tùy theo từng trường hợp, cán bộ tín dụng chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để đưa vào TTTĐ.
Đối với những hồ sơ cho vay SGD trình lên trụ sở chính:
Tờ trình thẩm định tại ngân hàng cho vay phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả nội dung có liên quan, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo của ngân của SGD và trụ sở chính xem xét .
Bước 6: Tái thẩm định các khoản cho vay
- Ngân hàng công thương Việt Nam quy định giá trị tiền vay bắt buộc phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, đối với những khoản xin vay dưới mức quy định của Tổng giám đốc những có tính chất phức tạp, giám đốc SGD ( hoặc người đựơc ủy quyền ) có thể quyết định tiến hành tái thẩm định khoản xin vay.
- Ít nhất 02 cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viên. Giám đốc SGD chịu trách nhiệm chỉ định thành phần của tổ tái thẩm định đối với từng khoản vay.
- Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định về việc cho vay/ không cho vay để trình giám đốc SGD hoặc người được ủy quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên.
- Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định có thể dẫn đến các kết luận khác nhau về khách hàng và các khoản vay đều phải trình lên Giám đốc SGD.
- Thời hạn tái thẩm định không nằm trong thời hạn quy định cho thẩm định gốc và không quá 03 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đối với món vay trung và dài hạn.
Bước 7: Trình duyệt khoản vay
Việc trình duyệt các khoản vay được thực hiện theo các trường hợp sau phù hợp với quy định tại Quy chế hội đồng tín dụng và các quy định khác của ngân hàng công thương Việt Nam. Quá trình này có thể phải qua hội đồng tín dụng cơ sở hoặc không.
Bước 8: Soạn thảo nội dung hợp đồng/ sổ vay vốn
Khi khoản vay đã được giám đốc ngân hàng cho vay duyệt đồng ý cho vay và hình thức bảo đảm tiền vay đã được xác định, trên cơ sở nội dung,điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng/sổ tay vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát.Trường hợp cần thiết cán bộ tín dụng phải tham khảo ý kiến của phòng/ Tổ pháp chế của sở giao dịch hoặc thuê luật sư bên ngoài
- Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay - Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay.
- Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay.
- Kiểm tra giấy tờ sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bước 9: Giải ngân
Cán bộ tín dụng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân; mục đích, đối tượng, căn cứ để giải ngân; số tiền hoặc hạn mức được giải ngân, tiến độ giải ngân đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn của phương án/ dự án đầu tư vay vốn; có lưu ý đến các biến động bất thường, xấu đi của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính,… của khách hàng.
Bước 10: Kiểm tra, kiểm soát các khoản vay:
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm đảm bỏa người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
Bước 11: Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh.
Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Tất toán khoản vay
- Thanh lý hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn/ Hợp đồng đảm bảo tiền vay.
Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo:
- Xuất kho giấy tờ và Tài sản đảm bảo. - Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay.