2.1.2.Rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 31)

Là một quốc gia theo thể chế Cộng hòa Liên bang do đó ngoài hệ thống pháp luật liên bang thì mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp chung của quốc gia, trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang, luật của bang hoặc luật địa phương thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Tất cả các bang của Hoa Kỳ (trừ bang Luoisiana theo hệ thống Luật châu Âu) đều theo hệ thống Luật Anh – Hoa Kỳ. Theo hệ thống Luật pháp này thì những giải thích luật của Tòa án sẽ trở thành luật áp dụng trong các trường hợp sau và tương tự do đó với các nhà xuất khẩu nước ngoài khi tìm hiểu luật pháp Hoa Kỳ cũng cần phải nghiên cứu tìm hiểu các phán quyết của Tòa án.

Hệ thống luật pháp Hoa Kỳ phức tạp nhưng về cơ bản nó bao gồm:

Thứ nhất, Luật bồi thường thương mại được sử dụng với mục đích chống lại

sự cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu với hàng hóa được sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước. Luật bồi thường

thương mại bao gồm 2 phân nhánh là Luật chống trợ giá và Luật chống bán phá giá.

Thứ hai, Luật hạn chế nhập khẩu bao gồm: Hạn chế nhập khẩu nông sản và

hàng dệt; Hiệp định đa sợi/ Hiệp định hàng dệt may; Nông nghiệp và Luật thực hiện các Hiệp định vòng đàm phán Urugoay; Hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm đường; Hạn ngạch thuế quan đối với thịt; và Luật cấm nhập khẩu một số loại rau quả nếu không đáp ứng được phẩm cấp tiêu thụ

Thứ ba, các điều Luật hạn chế nhập khẩu căn cứ theo các Luật môi trường:

Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 (MMPA); Luật thực thi lệnh cấm đánh cá ngoài khơi xa bờ bằng lưới quét; Luật bảo tồn chim rừng năm 1992…

Thứ tư, Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm

Thứ năm, Luật bảo vệ người tiêu dùng bao gồm: Luật an toàn sản phẩm tiêu

dùng; Luật liên bang về các chất nguy hiểm; Luật về vải dễ cháy; Luật về an toàn tủ lạnh gia đình; Luật về đóng gói phòng ngộ độc.

2.1.2.1.Hệ thống thuế và biểu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Biểu thuế nhập khẩu (biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa Kỳ được ban hành trong Luật thương mại và cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan HS của Hội đồng Hợp tác Hải quan – một tổ chức liên Chính phủ có trụ sở tại Bruxen. Theo biểu thuế này thì mức thuế với các hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.

a) Các loại thuế

Mặc dù có rất nhiều loại thuế khác nhau được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng về cơ bản hiện nay quốc gia này đang áp dụng các loại thuế sau, cách phân chia này được dựa trên phương thức tính thuế:

Thứ nhất, thuế theo giá trị. Đây là thuế được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là

Thứ hai, thuế theo trọng lượng/ khối lượng. Loại thuế này được áp dụng chủ

yếu cho hàng nông sản và hàng sơ chế, nó chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.

Thứ ba, thuế gộp. Thuế gộp được áp dụng cho hàng nông sản, theo cách tính

thuế này hàng hóa nhập khẩu sẽ phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng/ khối lượng.

Thứ tư, thuế theo hạn ngạch. Hàng hóa nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép

sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn, còn đối với những hàng hóa nhập khẩu vượt quá hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế cao hơn và có nhiều trường hợp còn bị trừng phạt bằng biện pháp cấm nhập khẩu. Thuế này áp dụng với các sản phẩm thịt bò, sản phẩm sữa, đường, các sản phẩm đường.

Thứ năm, thuế theo thời vụ. Theo những quy định của loại thuế này thì mức

thuế đối với một loại nông sản có thể thay đổi tùy theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ do đó nó áp dụng chủ yếu cho các loại nông sản có tính chất mùa vụ.

Thứ sáu, thuế leo thang. Thuế leo thang được tính trên cơ sở mức độ chế biến

của sản phẩm, các mặt hàng có tỷ lệ chế biến cao thì thuế suất nhập khẩu càng cao. Loại thuế này còn được gọi là thuế lũy tiến: thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thô là rất thấp trong khi thuế đối với sản phẩm chế biến là rất cao. Chính vì vậy mà thuế leo thang được sử dụng với mục đích khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế thay vì nhập khẩu thành phẩm.

b) Các mức thuế

Theo một cách phân chia khác, trong từng loại thuế, hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ còn được điều chỉnh theo các mức thuế suất khác nhau mà cơ sở để điều chỉnh được dựa trên nguồn gốc của sản phẩm:

Thứ nhất, mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn được gọi là mức thuế dành cho

các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR). Mức thuế này được áp dụng cho các nước thành viên WTO và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký Hiệp định thương mại song phương. Theo quy định của Hoa Kỳ, mức thuế

MFN nằm trong phạm vi giới hạn từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng đều chịu mức thuế từ 2% - 7% và theo giá trị bình quân là khoảng 4%.

Thứ hai, mức thuế phi tối huệ quốc (Non – MFN) được áp dụng với những quốc

gia chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, mức thuế suất nằm trong khoảng 20% - 110%.

Thứ ba, mức thuế áp dụng với khu vực mậu dịch tự do NAFTA: hàng hóa được

nhập khẩu từ Mexico và Canada sẽ được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN.

Thứ tư, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): Một số hàng hóa xuất khẩu từ

một số quốc gia đang phát triển được Hoa Kỳ cho hưởng GSP sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Hiện nay có khoảng 3500 sản phẩm từ trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi này, trong đó có Việt Nam. Những hàng hóa được hưởng GSP là những sản phẩm công nghiệp và bán công nghiệp, một số mặt hàng nông thủy sản và các nguyên liệu công nghiệp. Chương trình GSP của Hoa Kỳ thực sự được thực hiện từ ngày 01/01/1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần cùng với một số sửa đổi.

Thứ năm, sáng kiến khu vực lòng chảo Caribe (CBI) quy định rằng tổng thống

có quyền đơn phương dành ưu đãi thương mại cho hàng nhập khẩu từ các nước và lãnh thổ nằm trong khu vực lòng chảo Caribe. Hiện nay có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ được hưởng lợi của CBI theo đó hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia này vào Hoa Kỳ không bị hạn chế về số lượng và được miễn thuế.

Thứ sáu, các Hiệp định thương mại tự do song phương. Theo thỏa thuận trong

các hiệp định này thì hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ nằm trong phạm vi Hiệp định giữa Hoa Kỳ và một quốc gia nào đó sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN.

Thứ bảy, các ưu đãi thuế quan khác. Đây là những ưu đãi đối với các loại hàng

hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại các sản phẩm ô tô, Hiệp định Thương mại máy bay dân dụng, Hiệp định thương mại các sản phẩm

Dược và những cam kết giảm thuế của vòng Uruguay đối với hóa chất nguyên liệu trực tiếp của thuốc nhuộm. Đối với các mặt hàng kim loại chế biến ở nước ngoài từ kim loại mua của Hoa Kỳ khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với phần giá trị mua của Hoa Kỳ. Với hàng lắp ráp từ các bộ phận mua của Hoa Kỳ khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá mua của Hoa Kỳ.

2.1.2.2.Hàng rào phi thuế quan

Hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại cũng như các rào cản kỹ thuật là công cụ phổ biến được Hoa Kỳ sử dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước hàng hóa nhập khẩu nhưng quan trọng là bảo vệ các doanh nghiệp, bảo hộ nền sản xuất trong nước. Các biện pháp cản trở phi thuế quan được Hoa Kỳ sử dụng trong quản lý hoạt động nhập khẩu:

a) Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bất cứ hàng hóa nào khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn giống như các sản phẩm nội địa cùng loại. Nhà nhập khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định trong Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ (CFR) để đảm bảo rằng sản phẩm đó không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh. Cũng theo Bộ luật này quy định từ ngày 18/12/1997, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài đã thực hiện kế hoạch HACCP có hiệu quả mới được đưa hàng hóa vào Hoa Kỳ.

HACCP là kế hoạch quản lý chất lượng theo cách tiếp cận mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng.

HACCP yêu cầu phải phân tích, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh. US FDA là cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ có quyền kiểm tra chương trình HACCP.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa muốn xuất hàng sang Hoa Kỳ cần phải lập kế hoạch HACCP cho sản phẩm xuất khẩu của mình và gửi cho cơ quan FDA trước mỗi chuyến hàng thông qua nhà nhập khẩu. Một điều cần lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là để đảm bảo đúng tiêu chuẩn HACCP thì nhà sản xuất phải có cơ sở sản xuất theo các quy chuẩn về an toàn vệ sinh phổ biến trên thế giới như GMP hay SSOP. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng các thực phẩm đóng hộp, dược phẩm và hóa Hoa Kỳ phẩm.

b) Quy định về trách nhiệm xã hội

Với mỗi sản phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải chứng minh được sản phẩm đó không vi phạm các quy định về trách nhiệm xã hội trong SA8000, đó là:

Không được sử dụng lao động trẻ em (vị thành niên)

Không được sử dụng lao động khi không đảm bảo các điều kiện sức khỏe cho người lao động

Tôn trọng quyền tự do hiệp hội và quyền thỏa ước tập thể

Không phân biệt đối xử lao động về: tuyển dụng, lương bổng, đào tạo… Không áp dụng hình phạt thể xác, tinh thần, không vi phạm tiêu chuẩn làm việc

Đảm bảo tiền lương và thời gian làm việc theo quy định của pháp luật Bảo đảm an toàn lao động và đền bù cho lao động khi xảy ra tai nạn… c) Quy định về nhãn mác sản phẩm

Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc những nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Với những hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng được yêu cầu về ghi mác sẽ bị giữ ở khu vực hải quan Hoa Kỳ cho tới khi người nhập khẩu hoàn tất thủ tục để tái xuất trở lại hoặc phá hủy. Nếu nhãn hàng hóa có ghi bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn đó bắt buộc phải ghi cả bằng tiếng anh tất cả những thông tin theo quy định đặc biệt là tên nước xuất xứ. Với tên

nước xuất xứ, Luật hải quan của Hoa Kỳ quy định mọi hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi vào một vị trí dễ thấy, bằng cách không thể phai mờ và tùy theo bản chất hàng hóa cho phép, tên nước xuất xứ phải ghi bằng tiếng anh – trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ…Tất cả những quy định chi tiết về ghi nhãn mác sản phẩm đều tuân theo điều Luật 21CFR – 101.

d) Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Trong điều Luật 21CFR 103 – 169 đã nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu chuẩn về nhận diện sản phẩm định nghĩa các loại thực phẩm, xác định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Còn tiêu chuẩn về chất lượng là các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo luật FDCA…Một cách khái quát, các sản phẩm hàng hóa khi muốn được chấp nhận tại thị trường Hoa Kỳ thì trước hết phải đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ đưa ra. Ngoài các quy định tiêu chuẩn cơ bản, luật pháp Hoa Kỳ còn đưa ra những quy định về kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu, quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm…Với những kiểm soát chặt chẽ mọi mặt như thế buộc nhà xuất khẩu nước ngoài phải nghiên cứu rất kỹ và tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w