Các yêu cầu chủ yếu khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng khi vừa tốt nghiệp ra trường của sinh viên quản trị kinh doanh (Trang 49)

NGHÊ NGHIỆP TUYỂN DỤNG

53%

20% 10%

17%

3.1.1 Kiến thức chuyên môn

ĐIỂM TRUNG BÌNH

20%

80%

Từ 6 đến 7 điểm Từ 7 điểm trở lên

Chúng tôi sẽ dựa vào bảng điểm mà doanh nghiệp yêu cầu sinh viên đạt được khi tiến hành tuyển dụng để đánh giá chỉ tiêu yêu cầu kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp đối với sinh viên. Từ biểu đò ta nhận thấy có khoảng 80% doanh nghiệp yêu cầu sinh viên phải đạt từ mức điểm 7 trở lên, còn một số ít khác trả lời có thể tuyển dụng sinh viên đạt mức điểm 5 đến 6 điểm.

Như vậy, nhìn chung yêu cầu của doanh nghiệp đối với kiến thức chuyên môn từ mức khá trở lên khi tuyển nhân viên.

KINH NGHIỆM

70% 20%

10%

Không cần kinh nghiệm Có 1-2 năm kinh nghiệm Có 2 năm kinh nghiệm trở lên

Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, có đến 70% doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề năm kinh nghiệm như thời gian trước đây. Một số ít thì yêu cầu từ 1 năm đến 2 năm hay nhiều hơn 2 năm kinh nghiệm.

Nhìn chung, bức tường ngăn cách trước đây đã dần được xóa bỏ khi chỉ tiêu năm kionh nghiệm ngày càng không là vấn đề quan trọng như những thập niên trước đây.

KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ

17%

33% 50%

ít quan trọng vừa phải quan trọng

Có đến 83% doanh nghiệp yêu cầu kỹ năng ngoại ngữ đạt từ mức trung bình trở lên trong đó thì khoảng 50% doanh nghiệp có nhu cầu ngoại ngữ đạt mức tốt. Còn lại một số ít 17% doanh nghiệp trả lời là kỹ năng ngoại ngữ ít quan trọng trong doanh nghiệp của họ.

Tiếp theo chúng tôi muốn nói đến nhu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng mềm tin học, nhìn vào biểu đồ dưới đây . Có đến 80% doanh nghiệp có nhu cầu về kỹ năng tin học đạt mức trung bình trở lên, trong đó khoảng 50% doanh nghiệp chỉ yêu cầu sinh viên có kỹ năng đạt mức trung bình để có thể hoàn thành công việc cảu cô. Còn 20% trong tổng số cho rằng kỹ năng tin học chiếm một tỉ trọng hơi ít quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp mình.

KỸ NĂNG TIN HỌC

20%

50% 30%

ít quan trọng vừa phải quan trọng

3.2 Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên quản trị khi mới ra trường

3.2.1 Kiến thức chuyên môn

CHUYÊN MÔN 10% 60% 20% 10% 0% Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt

Hầu hết doanh nghiệp đánh giá khả năng chuyên môn của doanh nghiệp khá thấp, đến 60% doanh nhiệp cho rằng kiến thức chuyên môn của sinh viên là kém, chỉ có

20% doanh nghiệp đánh giá rằng kiến thức chuyên môn của sinh viên đạt mức trung bình, 10% đánh giá khá và 10% đánh giá rất kém.

Như vậy tổng chúng ta có 70% doanh nghiệp đánh giá kiến thức chuyên môn của sinh viên khi mới tốt nghiệp ra trường còn thấp.

Điều này trái ngược với những gì sinh viên mong đợi.

3.2.3 kỹ năng căn bản GIAO TIẾP Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt

Đa số các doanh nghiệp chúng tôi khảo sát nhận xét sinh viên hiện nay có kỹ năng giao tiếp từ trung bình đến khá tốt, chỉ có hơn môt phần 4 daonh nghiệp cho rằng sinh viên có kỹ năng giao tiếp rất kém

NẮM BẮT Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt

Nhìn chung, đa số doanh nghiệp đánh giá là kỹ năng nắm bắt công việc của sinh viên quản trị kinh doanh đạt mức trung bình và kém, chỉ có một số ít đạt mức khá tốt.

CHĂM CHỈ HỌC TẬP

80% 20%

Tốt Trung bình

Có đến 80% doanh nghiệp đánh giá tốt việc sinh viên chăm chỉ, còn 20% doanh nghiệp đánh giá sự chăm chỉ học tập đó chỉ đạt mức trung bình khi vào làm việc trong công ty.

Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu thêm ý kiến của doanh nghiệp về việc sinh viên hoạt động đoàn hội và trong các câu lạc bộ học thuật. Chỉ tiêu này đánh giá sự năng động của sinh viên được doanh nghiệp chấp nhận. Hầu hết các doanh nghiệp đánh giá việc sinh viên tham gia câu lạc bộ học thuật hay đoàn hội ở mức trung bình tốt trở lên.

ĐOÀN HỘI, CLB HỌC THUẬT

60% 40%

Tốt Trung bình

3.5.5 Trách nhiệm đối với công việc

THÀI ĐỘ, SỰ TỰ TIN 13% 22% 25% 40% 0% Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt

Đến 40% doanh nghiệp cho rằng sinh viên quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp ra trường có thái độ tích cực, năng động và rất tự tin vào chính bảng thân mình. Còn lại 35% doanh nghiệp đánh giá rằng sinh viên thiếu sự tự tin và có thái độ thiếu tích cực trong công việc.

Tóm tắt:

Trên đây là kết quả mà chúng tôi khảo sát được, có thể nhận thấy các kỹ năng của sinh viên bị các doanh nghiệp đánh giá đa số từ mức kém đến mức trung bình. Đặc biệt, một kỹ năng rất quan trọng là kỹ năng chuyên môn, giá trị đã được đào tạo hơn 4 năm trong trường đại học lại không được công nhận ngay lập tức. Có thể nói rất khó khăn cho các sinh viên khi ra trường trong tình trạng như trên.

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4.1 Tổng quát

Chúng ta có thể nhận thấy một khoảng chênh lệch khá xa giữa những gì mà sinh viên nhận định về mình và những gì mà doanh nghiệp nhận xét về họ. Có thể nói là hầu như không có sự tương quan nào tốt ở đây cả. Rất khó khăn cho sinh viên quản trị kinh doanh vừa mới tốt nghiệp cho sự nghiệp của mình.

Làm sao doanh nghiệp có thể sẵn sàng giao việc cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Nếu như được giao một vị trí cao khi mới tốt nghiệp ra trường, bạn có tự tin đảm nhận công việc đó không?

Như vậy, sinh viên và doanh nghiệp giống như hai người đang đi tìm nhau, và hai người bắt đầu tại hai đầu của một con đường, và giữa họ có một khoảng cách khá xa. Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách đó.

Làm thế nào để sinh viên có thể hiện mình tại vạch xuất phát đầu tiên là đáp ứng yêu cầu “ tuyển dụng ”.

Các kiến thức được học tại trường có thật sự không áp dụng được trong daonh nghiệp không?

Chúng tôi xin giới thiệu kết quả trò chuyện trực tiếp với một số anh chị đã ra trường và đi làm từ 1 đến 2 năm được một số ý kiến sau:

o Thứ nhất: kiến thức trong trường có thể đáp ứng yêu cầu công việc cảu doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều cốt lõi là bạn phải vận dụng như thế nào?

o Thứ hai: chúng tôi thu được kết quả, rất nhiều anh chị trong quá trình học có thái độ không tốt đến một số môn học và cho rằng “môn học không cần

thiết”, “giáo viên dạy quá chán”, “ do không yêu thích”…thì sao khi ra trường phải tốn rất nhiều chi phí cho việc học các nghiệp vụ liên quan đến môn học đó.(Có ý kiến không phủ nhận rằng việc đào tạo trong trường vẫn còn chưa phù hợp với những gì áp dụng).

o Kiến thức: điểm số chỉ là một phần phản ánh năng lực của sinh viên. Việc nắm bắt công việc tốt còn phụ thuộc vào sự đầu tư của bạn cho nghề nghiệp của mình.

o Vấn đề thái độ học tập: Kết quả khảo sát của chúng tôi trong chương hai có nhận xét “ kết quả học tập và ý thức học tập không tương quan nhau”. Theo chúng tôi không phải là kết quả học tập và ý thức không tương quan nhau mà là “ Sự nhận biết và thái độ học tập chưa tương quan nhau”. Các bạn nhận biết được vai trò của việc học, nhưng vẫn chưa ý thức được tác động lâu dài của việc học tạp đối với cuộc đời của mình.

Như vậy sinh viên và nhà trường cần phải làm gì để loại bỏ rào cảng đó. Vì, không phải sinh viên không có kiến thức và kỹ năng tốt mà là họ không biết thể hiện như thế nào là phù hợp.

4.2 Ý kiến đóng góp

Sinh viên

+ Thái độ học tập: cần nghiêm túc nhìn nhận thật rõ vấn đề, nhu cầu của chính bản thân. Mục tiêu cuối cùng là học tập, vì thế cho dù bạn có bất cứ một hoạt động bên lề nào đó trong quá trình học thì cũng cần nhớ rằng, các mục tiêu đó phải phục vụ cho việc học tập.

+ Việc tự rèn luyện và nghiên cứu, thầy cô không thể nắn nót tay bạn như thời tiểu học. Hơn ai hết bạn phải không ngừng rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng. Vì xã hội là một sự tổng hòa nhau. Thật buồn bã nếu như bạn thiếu kỹ năng này.

+ Hãy tự tin vào chính mình: khi bạn đối mặt với bất cứ một thử thách nào đó. Nếu như bạn có niềm tin, bạn có thể sẽ vượt qua được nó. Mất niềm tin bạn sẽ hoàn toàn thất bại

Theo chúng tôi, tất cả đều xuất phát từ nhận thức và hành động của sinh viên từ thời còn học trong trường cho đến lúc ra trường. Cần phải xác định mục tiêu chính là học tập. Học ở đây không đơn giản là học kiến thức trong trường mà phải học tất cả những gì liên quan phục vụ cho việc học.

Khi bạn tư duy tốt thì hãy tiến hành hành động, không nên dừng lại ở suy nghĩ. Hãy để tư duy dẫn dắt hành động cảu bạn.

Nhà trường

Cần thường xuyên khảo sát nhu cầu doanh nghiệp và xã hội để tiến hành đào tạo phù hợp.

Hỗ trợ các bạn sinh viên tăng cường thực hành kiến thức học tại trường để tăng khả năng vận dụng cho sinh viên.

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã trình bày những đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên quản trị kinh doanh vừa mới tốt nghiệp ra trường, và sự nhận thức của sinh viên về chính bản thân mình. Chúng tôi hi vọng sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quát và thiết kế cho mình một kế hoạch, một con đường đi hợp lí cho tương lai của mình.

Để có một sự hòa hợp tốt giữa kiến thức trong trường và công việc trong các doanh nghiệp, cần tạo nhiều điều kiên cho sinh viên có thể thực hành kiến thức, điều này cần sự cố gắn của nhà trường và sự vận động của chính bản thân sinh viên rất nhiều.

Do thời gian quá ngắn và một số điều kiện khách quan, chúng tôi không thể mở rộng mẫu nghiên cứu sang các trường đại học khác. Do hạn chế về vấn đề chuyên môn, do công trình chủ yếu liên quan đến vấn đề hành vi tổ chức và tâm lí, “tư duy dẫn dắt hành động”, chúng tôi vẫn chưa lí giải sâu sắc vấn để tâm lí theo chuyên môn và hợp lí.Kết quả của công trình chủ yếu do sự nhìn nhận kiến thức vấn đề thực tế là chủ yếu.

HƯỚNG MỞ ĐỀ TÀI:

Có thể xây dựng mộ mô hình đào tạo gồm các môn và quá trình đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MAC LENIN, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

2. QUẢN TRỊ HỌC, TS. PHAN THỊ MINH CHẦU.

3. SỨC MẠNH TÌNH BẠN, NHÀ XUẤT BẢN TRE.

4. TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.

5. HÀNH VI TỔ CHỨC, NGUYỄN HỮU LAM.

6. WWW.SAGA.COM.VN

7. WWW.WIKIPEDIA.VN

8. WWW.VIETNAMNET.COM.VN

9. WWW.TUOITRE.COM

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng khi vừa tốt nghiệp ra trường của sinh viên quản trị kinh doanh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)