Về phía Nhà nớc

Một phần của tài liệu Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doạnh tại MB (Trang 78 - 79)

II. Những tiền đề để thực hiện các giải pháp nêu trên

1. Về phía Nhà nớc

- Trong tình hình và điều kiện mới của nớc ta hiện nay, các chính sách kinh tế cần phải có những chuyển biến sao cho phù hợp với quy luật kinh tế-xã hội và thực tế khách quan . Vì vậy, về cơ chế, chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng nh đối với các tổ chức khác, cá nhân cần đợc nghiên cứu cải tiến cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho bên vay hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Những đề xuất cụ thể là:

+ Việc định thời hạn cho vay vốn để bổ sung vốn lu động thiếu cho doanh nghiệp cần quy định sao cho phù hợp với cả các doanh nghiệp có thời gian luân chuyển vốn của một chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn 12 tháng.

+ Về điều kiện đảm bảo nợ vay, ngoài hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hiện hành cần có quy chế đảm bảo nợ bằng chính tài sản hình thành có sự tham gia của vốn vay.

+ Về nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng: Cần có cơ chế huy động vốn để đầu t cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sao cho đảm bảo đáp ứng đúng và phù hợp với từng loại đối tợng của các doanh nghiệp và áp dụng thời hạn cho vay phù hợp với thời gian luân chuyển vốn của đối tợng vay, tránh tình trạng tổ chức tín dụng gò ép doanh nghiệp vay vốn phải trả nợ theo thời hạn mà tổ chức tín dụng áp đặt chủ quan; không căn cứ vào thời gian thu hồi vốn của dự án do tuỳ thuộc vào tính chất nguồn vốn của tổ chức tín dụng.

+ Để nâng cao khả năng an toàn, hiệu quả và chất lợng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Đề nghị cơ quan Nhà nớc giao chức năng thẩm định và cấp giấy phép đầu t cho các dự án. Khi thẩm định dự án cần cân đối nhu cầu thị trờng với việc cung cấp sản phẩm khi các dự án đầu t đi vào hoạt động trên phạm vi tổng thể toàn quốc, để đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian mà dự án đầu t đi vào hoạt động. Cơ quan thẩm định dự án đầu t phải chịu trách nhiệm về tính hiệu quả kinh tế của dự án do cơ quan đó thẩm định và cấp giấy phép đầu t. Đồng thời các Ngân hàng cũng cần phải nâng cao chất lợng thẩm định các dự án đầu t để cho vay có hiệu quả, cần đặc biệt chú trọng tham khảo các thông tin do trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp.

+ Về xử lý các khoản nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan, cần tránh việc bao cấp cho các tổ chức tín dụng nh hiện nay là khonh nợ, xoá nợ, để nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng đợc hởng chế độ thu nhập theo đúng với thành quả và chất lợng kinh doanh của đơn vị mình tuỳ theo kết quả năm tài chính.

- Tăng cờng biện pháp quản lý Nhà nớc đối với các doanh nghiệp, có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải chấp hành đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc để đảm bảo thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính đợc phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, nhằm đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng.

- Các cấp cần tiến hành và soát lại các doanh nghiệp đã đợc thành lập để cân đối giữa vốn và ngành nghề kinh doanh, đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp trên các mặt: Vốn, công nghệ lao động, môi trờng. Đảm bảo tính đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo diều kiện cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.

- Đề nghị Chính phủ, các ngành pháp luật và chính quyền địa phơng có biện pháp ngăn chặn để xoá bỏ các tổ chức cá nhân kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép dới mọi hình thức. Mọi tổ chức và cá nhân chỉ đợc vay vốn và đợc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. Mọi hình thức vay vốn và huy động vốn từ các tổ chức cá nhân không đợc Nhà nớc cấp giấy phép đều vi phạm pháp luật, cần đợc xử lý nghiêm minh nh các hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép.

Một phần của tài liệu Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doạnh tại MB (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w