II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2001
1. Tác động tới tốc độ tăng trưởng:
Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn được xếp vào hàng cao của khu vực và thế giới, đặc biệt năm 2006 (8,2%) và năm 2007 ( 8,5%), và mặc dù trong năm 2008 (6,23%), 2009 (5,32%) có sự sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam được xếp vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là 3 yếu tố đầu vào: vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP). Mức độ đóng góp của từng yếu tố đầu vào này trong từng giai đoạn thể hiện bảng sau:
Tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) Đóng góp của vốn Đóng góp của lao động 2003-2008 45,72 7,55 13,43 6,74
Phần trăm đóng góp 100% 16,51% 86,75% 14,74% Bình quân TFP hàng năm 1,50
2004-2009 42,22 6,92 30,25 5,04
Phần trăm đóng góp 100% 16,40% 71,66% 11,93% Bình quân TFP hàng năm 1,47
Như vậy, bảng trên cho thấy: Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư quá mức và dàn trải. Mức đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng chiếm đến 68,75% trong giai đoạn năm năm 2003 – 2008 và tăng lên đến 71,40% trong năm năm 2004 – 2009. Đây là một tỷ lệ cao hiếm thấy trên thế giới.
Tuy vốn đầu tư đóng vai trò chủ chốt đối với sức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều này thể hiện ở hệ số ICOR:
ICOR Việt Nam qua các giai đoạn 2001-2009
Giai đoạn ICOR
2001-2003 5.24
2004-2006 5.04
2006-2008 6.15
2009 8
Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, theo khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Nhưng nhìn vào số liệu đã thống kê ở trên, ICOR Việt Nam luôn ở mức xấp xỉ 5 từ (2001-2006) và tăng đến 6,15 năm 2008, đặc biệt, đạt mức báo động 8 ở năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra; công tác cải cách hành chính
được thúc đẩy nhưng còn nhiều bất cập. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tăng trưởng.
Nói đến chất lượng tăng trưởng, phải kể đến nhân tố năng suất (TFP). Năng suất thể hiện những tiến bộ về hiệu quả của nền kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý… Nhưng trong tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chỉ đóng góp vào tăng trưởng 7,29% trong khi tăng trưởng do đóng góp của vốn vào khoảng 83,2%. Năng suất các nhân tố tổng hợp trong giai đoạn 2004 – 2008 cũng chỉ tăng bình quân khoảng 1,5% nhưng mức tăng này ngày càng giảm dần. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, năng suất nhân tố tổng hợp chỉ tăng xấp xỉ 1%. Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không thiên về chiều sâu, chưa chú trọng phát triển các yếu tố khoa học kỹ thuât, chất lượng quản lý…Theo đà phát triển hiện nay, TFP ngày càng trở nên quan trọng. Nâng cao nhân tố TFP sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong dài hạn.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc vào yếu tố số lượng lao động. Nguồn lao động ở Việt Nam khá dồi dào và hàng năm thì tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Số lượng gia tăng nhanh, nhưng chất lượng lao động không cao dẫn đến tỷ trọng của yếu tố lao động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế không cao (ước khoảng 25-27% GDP). Lực lượng lao động phân bố chênh lệch dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.