Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 56 - 60)

II/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Để tạo tiền đề cho nâng cao chất lượng tăng trưởng một cách bền vững cần phải có chiến lược đầu tư đúng đắn theo hướng tăng cường đầu tư theo chiều sâu để kịp thời áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ hiện đại, nhằm phát triển các ngành, các lĩnh vực và các sản phẩm có sức cạnh tranh và hiệu quả cao. Thực hiện tốt đổi mới công nghệ sẽ quyết định đến nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và trong cạnh tranh quốc tế thì vần đề mở rộng và chiếm lĩnh thị phần sản phẩm, kể cả thị trường nội địa phải được quan tâm. Công tác xúc tiến thương mại cần được nâng lên một cấp độ mới và nó phải là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư và xây dựng thương hiệu. Đầu tư cho thương hiệu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để tăng sức cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận của sản phẩm.

Cần tập trung hơn vào khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nhà nước trong các chương trình khoa học công nghệ, tránh dàn trải vốn cho những chương trình chưa gắn với đòi hỏi thiết thực của cuộc sống. Nhà nước cần có cơ chế đánh giá và khuyến khích đúng đắn, thoả đáng cho các kết quả nghiên cứu và đóng góp thiết thực của các cá nhân và tập thể; tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ.

Khi lựa chọn công nghệ cần chú trọng đến tính phổ biến của công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công nghệ được chuyển giao.

Cần quan tâm chỉ đạo công tác giám sát, đánh giá đầu tư, tiếp tục kiện toàn bộ máy, chỉ đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về giám sát đầu tư.

Tăng cường kiểm tra giám sát tài chính đối với tất cả các khâu của quá trình đâu tư để giảm lãng phí, thất thoát và tham nhũng nhất là đối với các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cần phải thay đổi cơ bản cách thưc thực hiện kiểm tra giám sát theo hướng tăng cường kiểm tra giám sát trước và từ xa đối với các khâu của quá trình đầu tư nhất là khâu chuẩn bị và ra quyết định về chủ trương đầu tư. Cần khuyến khích cơ chế tự giám sát, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và tư vấn giám sát với chất lượng của công trình.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát cần phải xây dựng một số chế tài đủ mạnh đối với chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư khi các đơn vị này thực hiện sai cơ chế phân bổ và sử dụng vốn đầu tư. Cần một số hình thức khen thưởng vật chất đối vối các đơn vị thực hiện tốt công tác triển khai thực hiện dự án đầu tư, quyết toán đối với các dự án hoàn thành, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định, phê bình các đơn vị không thực hiện nghiêm chỉnh quy chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư, thực hiện quyết toán vốn đầu tư chậm.

Về công tác điều hành, cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư như bộ kế hoạch & đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư cùng các ban ngành có liên quan khác. Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cần rà soảt lại hệ thống văn bản từ khâu chuẩn bị thực hiện đầu tư đến khâu tạm ứng, thanh toán và quyết toán đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các bộ, ngành địa phương trong việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, phân bổ vốn đầu tư.

Cần nghiên cứu và sớm ban hành mức chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư để tạo điều kiện cho cán bộ và công ty tư vấn thực hiện tốt

nhiệm vụ này, trực tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu. Tăng cường sử dụng các tổ chức tư vấn, giám sát độc lập trong quá trình thực hiện dự án đặc biệt là các dự án lớn. Cần hoàn thiện chính sách thuế nhằm đảm bảo sự bình đẳng cả về quyền hạn và nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Phải có sự quản lý ở tầm vĩ mô trong việc sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên. Cần có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bộ, ngành, các cá nhân trong việc tham gia ý kiến về dự án. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước. Bộ kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư. Các bộ và cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

KẾT LUẬN

Các lý thuyết kinh tế về đầu tư trên đây chủ yếu bàn về sự tác động của đầu tư đến sản lượng và sự tác động của việc gia tăng sản lượng đến đầu tư, vai trò của đầu tư với tăng trưởng phát triển, nguồn vốn đầu tư…

Đầu tư có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đầu tư tác động cả tổng cung và tổng cầu, do vậy việc điều hành chính sách cần linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Đầu tư tác động tới cả tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Các nhà quản lí cần nhận thức rõ vai trò của hệ số ICOR trong phân tích, dự báo tăng trưởng và đánh giá hiệu quả đầu tư. Đầu tư còn tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chỉ có trên cơ sở đầu tư đúng, trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ, cơ cấu đầu tư hợp lý…mới làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Ngoài ra, đầu tư còn tác động tới sự phát triển của khoa học công nghệ. Không thể có công nghệ hiện đại, phù hợp nếu không đầu tư tương ứng và hiệu quả.

Việc đổi mới cơ cấu đầu tư của nhà nước trong thời gian qua, đặc biệt là đầu từ đầu những năm 2001 đến nay đã thu được những thành tựu quan trọng thể hiện rõ nhất trong việc phát triển tăng trưởng của nền kinh tế và cơ cấu đầu tư của ngân sách nhà nước đã tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội… cũng như đầu tư của khu vực tư nhân trong nước, nước ngoài. Cơ chế quản lí đầu tư cũng có những đổi mới và đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế , tồn tại chưa khắc phục được làm cho vốn đầu tư bị phân tán, dàn trải, thất thoat, hiệu quả đầu tư chưa cao từ đó làm chậm tiến độ tăng trưởng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w