Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 49 - 51)

III. Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mạ

2.Những hạn chế tồn tại

- Trong các mặt hàng kinh doanh, vẫn còn mặt hàng kém hiệu quả, mức tiêu thụ quá chậm, điều dó chứng tỏ hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Chẳng hạn cửa hàng thương mại 191 Hàng Bông tình hình tiêu thụ qua hàng năm có tăng nhưng mức tăng trưởng còn chậm.

- Việc bán hàng chưa phong phú, hình thức bán hàng còn mang tính cổ truyền chưa đôti mới theo kịp hình thức bán hành hiện đại

- Công ty chưa quan tâm đến thị trường trong thành phổ trong khi đó thị trường bên ngoài hứa hẹn tiềm năng có thể khai thác.

- Việc kinh doanh ở một số cửa hàng còn mang tính nhỏ lẻ hiệu quả thấp - Công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc xác định chiến lược kinh doanh tổng thể, không đề ra kế hoạch mục tiêu trong dài hạn cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá.

- Hệ thống kho và bảo quản dự trữ hàng hoá chưa tốt, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác kho, dự trữ hàng hoá còn thiếu nhiều, số nhân viên làm việc trong kho còn thiếu, trình độ còn hạn chế

- Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán không được đẩy mạnh, Công ty chưa quan tâm đến quảng cáo tên tuổi của mình. Công ty không thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại do đó không thúc đẩy được tiêu thụ

- Công tác tổ chức và quản lý tiêu thụ được tiến hành với hiệu quả thấp trong đó cơ cấu quản lý của mạng lưới tiêu thụ còn chưa được hoàn thiện

- Nguồn vốn tự có của Công ty không lớn, thêm vào đó là trình độ lạo động còn thấp , nhất là đối với những lao động bán hàng, đây là nguyên nhân trực tiếp kìm hãm giảm hiệu quả tiêu thụ hàng hoá.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 49 - 51)