Quản lý quá trình hợp nhất trong mua bán sáp nhập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dưới giác độ tài chính quy trình mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Mua bán, sáp nhập thành công dựa vào các yếu tố sau:

Trao đổi thông tin hiệu quả: thông tin hiệu quả hay không được đánh giá qua các tiêu chí sau

- Tính đơn giản: Thông tin liên lạc phải rõ rang, đơn giản, hạn chế hiểu lầm

- Tính hệ thống: Thông tin phải có hệ thống và các cá nhân phải được biết. Mục đích thông báo cho nhân viên là nhằm tránh những suy xét không căn cứ và khuyến khích nhân viên tán đồng với mọi kế hoạch phát triển chính yếu

- Tính chính xác: Thông tin phải được liên lạc rõ rang, chính xác. Thiếu sự thống nhất và tính chắc chắn giữa các nguồn thông tin thì mục tiêu sẽ bị nghi ngờ, và kế hoạch không đi theo hướng đã định.

- Tính cân đối, hài hòa: Khi thông tin về đối tượng mua bán sáp nhập đã rõ ràng, thì cần phải thận trọn về thông tin để nhân viên không cảm thấy hoang mang mất việc.

Vấn đề nhân sự:

- Bồi thường: Chính sách bồi thường có thể khác nhau. Việc đưa ra các khoản bồi thường có thể gây ra tâm lý không hài lòng và không muốn hợp tác của nhân viên giữa hai công ty hoặc có thể tạo động lực hợp tác.

- Chức danh: Đối với một số công ty, chức danh và công việc gắn liền với nhau. Lập kế hoạch sáp nhập doanh nghiệp khiến chức danh của các nhân

viên bị thay đổi, và điều này có thể gây ảnh hưởng, đặc biệt là các nhân viên chủ chốt.

Có hai xu thế cần tránh là:

+ Thay đổi chức danh liên quan đến ban quản trị chủ chốt

+ Mở rộng chức danh chia sẻ trách nhiệm để tránh các định kiến gây tổn hại - Các tiêu chuẩn văn hóa : Các tiêu chuẩn văn hóa trong doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy tinh thần tập thể, chia sẻ trách nhiệm trong công việc. Khi sáp nhập hai công ty cần xác đảm bảo các tiêu chuẩn văn hóa doanh nghiệp không ảnh hưởng tới sản lượng, năng suất và tinh thần của nhân viên

Vấn đề pháp luật:

- Các tác động về mặt pháp luật: Trước thời điểm sáp nhập công ty có thể có nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc có các đối tác trên bàn đàm phán kéo dài hang chục năm. Trong tình thế đó mỗi công ty đều bị gán những tai tiếng xấu. Các chuyên gia về quản trị nhân lực và các nhà tư vấn cần xây dựng chiến lược để hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực trong quá khứ.

- Phong cách hoạt động kinh doanh: Các công ty sáp nhập có cách hoạt động khác nhau. Khó có thể khuyến khích các nhân viên cố gắng làm việc theo phong cách mới. Vì thế, thay vì việc thay đổi phong cách làm việc hay làm rối rắm thì sự linh động trong phong cách quản lý là điều quan trọng hơn và được đề cao. Bất kỳ một sự điều chỉnh nào cũng cần phải tổng tin đơn giảnm hài hòa và chính xác.

- Các mối quan hệ hiện tại

Tối ưu hóa việc sáp nhập chéo cho khách hàng

- Phân tích tính phù hợp: Việc này cần được thực hiện càng rộng càng tốt trước khi mua bán sáp nhập. Bao gồm các vấn đề về chiến lược, đặc biệt còn thông hiểu đặc đỉêm về nhân khẩu học và thông tin cơ bản của khách hang cũng như các cơ hội thu được từ việc sáp nhập chéo. Cần tiến hành phân tích

càng sớm càng tốt, để có thể đưa ra các hướng dẫn thích hợp về kỳ vọng, dự báo, chiến lược

- Ấn tượng của khách hàng

- Duy trì đội ngũ kinh doanh: Chú ý đặc biệt đến việc đào tạo và tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh càng sớm càng tốt.

8. Giám sát tiến trình sáp nhập dựa vào phiếu theo dõi ghi điểm

Trên mỗi phiếu theo dõi, phải lựa chọn các tiêu chí đánh giá hiệu quả về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Các thước đo này chỉ phát huy tác dụng đối với các phạm vi và điều kiện sau: (a) Thể hiện các vấn đề liên quan đến việc ra quyết định, (b) Số liệu đánh giá phải đầy đủ và sẵn sàng, (c) Việc đánh giá được tiến hành thường xuyên, (d) phiếu theo dõi đánh giá được sử dụng cho việc ra quyết định trong tương lai.

Ví dụ về phiếu theo dõi đánh giá: • HR- Nhân lực và văn hóa doanh nghiệp - Tỷ lệ hài lờng với công việc của nhân viên - Tỷ lệ ở lại của các nhân viên chủ chốt - An toàn lao động và vấn đề y tế, sức khỏe - Vắng mặt

- Đội/ tổ làm việc • Tài chính: - Thu nhập thuần

- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu - Tốc độ tăng trưởng doanh thu

- Phân tích giá trị kinh tế - Dòng tiền

• Đào tạo và cải tiến

- Doanh thu từ sản phẩm mới - Phát triển vòng đời sản phẩm

- Vấn đề bản quyền

- Sản phẩm mới trong dây chuyền - Nghiên cứu và phát triển

• Khách hàng

- Ý kiến khác hàng - Giao hàng đúng hạn

- Doanh thu từ khách hàng hiện hữu - Tỷ lệ khách hang ở lại

- Tăng trưởng thị phần • Nội bộ doanh nghiệp - Sản phẩm

- Doanh thu, nhân sự - Hàng tồn kho - Doanh thu tài sản - Các hệ số hiệu quả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dưới giác độ tài chính quy trình mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w