- Một phó giám đốc phụ trách sản xuất có nhiệm vụ giúp việc giám đốc chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất ở các phân xưởng.
4. Ngành nghề kinh doanh của công ty
TRONG CÔNG TY Đvị:1000đ
Đvị:1000đ Các chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh(%) 99/98 00/99 Tiền lương bình quân 500 480 540 -4 12.5 Tiền thưởng bình quân 80 70 90 -12.5 28.6 Thu nhập khác bình quân 100 110 110 10 - Tổng thu nhập bình quân 680 660 740 -2.9 12.1
Qua biểu 6 ta thấy: tổng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty có sự tăng giảm đáng kể qua từng năm, cụ thể là:
-Năm 1999 so với năm 1998: do tình hình sản xuất kinh doanh có sự giảm sút cho nên tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên năm 1999 giảm 4% so với năm 1998. Trong công ty bộ phận sản xuất có thu nhập cao hơn các bộ phận khác vì thế khi sản xuất giảm sút thì doanh thu cũng giảm đi do vậy tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên cũng giảm theo. Trước tình hình giảm sút của tiền lương ban giám đốc công ty đã nỗ lực cố gắng cải thiện thu nhập cho các cán bộ công nhân viên trong công ty bằng các khoản thu nhập khác.
-Năm 2000 so với năm 1999: do có sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh , doanh thu của công ty tăng mạnh cho nên tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên tăng 12.5% so với năm 1999 do vậy tổng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng 12.1% đạt 740000đ.
Qua biểu trên ta thấy thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên trong công ty chủ yếu là tiền lương, tiền thưởng trong công ty rất thấp. Công ty nên cải thiện chế độ tiền thưởng để khuyến khích hơn nữa các cán bộ công nhân viên.
4.2.Đãi ngộ tinh thần
-Thường xuyên tổ chức các phong trào trong nội bộ công ty như: +Phong trào người tốt, việc tốt.
+ Phong trào lao động giỏi trong sản xuất.
+ Phong trào phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. + Phong trào sinh đẻ có kế hoạch.
+ Phong trào thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ.
-Tổ chức các cuộc vui chơi, liên hoan, tham quan nghỉ mát cho các cán bộ công nhân viên. Công tác này được tổ chức hàng năm nhằm tạo cho các cán bộ công nhân viên có được những giờ phút nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi và tạo sự đoàn kết giữa các khối phòng ban, các tổ sản xuất.
-Cuối năm họp biểu dương gương người tốt, việc tốt, tặng các giấy khen để khuyến khích tinh thần.
5.Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 3 năm(1998-1999-2000)
Qua biểu số 7 ta thấy: hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 3 năm được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
-Năng suất lao động.
-Khả năng sinh lời của một nhân viên. -Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
*Năng suất lao động
So sánh năm 1999 so với năm 1998 ta thấy: năng suất lao động năm 1999 giảm 11.2 (trđ/ng) tương đương giảm 16.6%. Năm 2000 so với năm 1999 thì năng suất lao động tăng 6.7(trđ/ng) tương đương tăng 11.9%.
Chỉ tiêu năng suất lao động là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của một công ty. Năng suất lao động thể hiện sức sản xuất của lao động và được đo lường bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động mà cao thì sẽ giảm được thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị hàng hoá tiêu thụ, giảm được hao phí lao động và giảm được giá thành sản xuất.
Thông qua chỉ tiêu năng suất lao động ta thấy hiệu quả sử dụng lao động năm 1998 là cao nhất và thấp nhất là năm 1999. Đi sâu vào phân tích nguyên nhân giảm năng suất lao động ở năm 1999 ta thấy:
+Doanh thu thuần năm 1999 giảm, tỷ lệ giảm là 9.6% tương ứng với số tiền là 780 trđ, điều này làm cho năng suất lao động giảm theo vì doanh thu thuần là một trong các yếu tố có sự ảnh hưởng quyết định tới năng suất lao động.
+Trong khi doanh thu thuần có sự giảm sút thì tổng số nhân viên trong công ty có sự gia tăng. Năm 1999 tổng số nhân viên trong công ty tăng thêm 10 người, tỷ lệ tăng là 8.3% so với năm 1998. Tuy tỷ lệ tăng này không cao nhưng trong tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn cho nên nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của công ty.
Sang năm 2000 năng suất lao động của công ty tăng 11.9% tương ứng tăng 6.7 (trđ/ng). Đạt được tỷ lệ tăng này là do doanh thu thuần năm 2000 của công ty tăng đáng kể so với năm 1999, tỷ lệ tăng 24.8% trong khi đó tỷ lệ tăng về tổng số nhân viên là 11.5%.
Do vậy, nếu so sánh năm 2000 và năm 1999 thì hiệu quả sử dụng lao động của năm 2000 được đo lường bằng chỉ tiêu năng suất lao động là tốt.
*Khả năng sinh lời của một nhân viên
So sánh năm 1999 và năm 1998 ta thấy khả năng sinh lời của một nhân viên năm 1999 giảm 41.8% so với năm 2000, giảm đi 0.7(trđ/ng). Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 37% trong khi đó tổng số lao động lại tăng 8.3%.
Năm 2000 so với năm 1999 khả năng sinh lời của một nhân viên tăng 74% tương đương tăng 0.7(trđ/ng). Năm 2000 khả năng sinh lời của một nhân
viên tăng vì do tổng lợi nhuận sau thuế tăng 94% trong khi đó tổng số nhân viên trong công ty cũng có sự gia tăng nhưng với số lượng nhỏ hơn 11.5%.
Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của công ty, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Vậy qua sự phân tích trên ta thấy: thông qua khả năng sinh lời của một nhân viên để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động qua từng năm ta thấy hiệu quả sử dụng lao động năm 1999 là thấp nhất còn năm 1998 và năm 2000 là bằng nhau.
*Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
Năm 1999 hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm13.3% so với năm 1998. Nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần năm 1999 giảm mạnh trong khi đó tổng quỹ lương lại tăng vì tổng số lao động tăng, do vậy hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là không tốt.
Năm 2000, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm 0.5% so với năm 1999. nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của tổng quỹ lương là 25.5% tăng cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là 24.8%.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 3 năm qua, năm 1998 hiệu quả sử dụng lao động của công ty là tốt nhất, sau đó giảm dần vào 2 năm sau.
Chương 3