II.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (1998-1999-2000)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội (Trang 39 - 43)

- Một phó giám đốc phụ trách sản xuất có nhiệm vụ giúp việc giám đốc chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất ở các phân xưởng.

4. Ngành nghề kinh doanh của công ty

II.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (1998-1999-2000)

(1998-1999-2000)

1.Phân tích kết quả sản xuất của công ty

Việt Nam là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông,

với phương tiện chủ yếu là xe đạp. Theo số liệu điều tra trong toàn quốc hiện nay có khoảng17-18 triệu chiếc xe đạp đang sử dụng. Nếu hàng năm cần thay thế 5% số xe đạp hiện nay thì nhu cầu là 85-90 vạn xe/năm, số phụ tùng hàng năm cần thay thế là 5 triệu bộ.

Do tính chất nguồn hàng của công ty là các loại phụ tùng xe đạp -xe máy chỉ ở dạng thay thế, lắp ráp nên các loại sản phẩm của công ty là các loại phụ tùng bao gồm:

-Phanh: phanh côn, phanh lệch K90, phanh MTB.

-Bàn đạp: bàn đạp K90, bàn đạp Liên Xô, bàn đạp Đài Loan. -Chân chống xe đạp.

Biểu 1:SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT CHÍNH QUA CÁC NĂM

MẶT HÀNG Đơn vị 1998 1999 2000 So sánh(%)

99/98 00/99 Phanh các loại bộ 98541 105829 108798 107.4 103

Chân chống chiếc 92630 85182 111821 87.6 131.3

Nhìn vào bảng số lượng sản phẩm sản xuất chính qua các năm ta thấy: -Mặt hàng phanh các loại: năm 1999 so với năm 1998 tăng 7288 bộ tương đương tăng 7.4%, đến năm 2000 số lượng phanh sản xuất ra là 108798 bộ nhưng so với năm 1999 thì số lượng tăng không đáng kể 2969 bộ tương đương tăng 3%.

-Mặt hàng bàn đạp các loại: năm 1999 so với năm 1998 giảm mạnh với số

lượng là 40140 bộ tương đương giảm 43%, sang năm 2000 số lượng bàn đạp cácloại sản xuất ra tăng 37258 bộ tương đương tăng 67.5%.

-Mặt hàng chân chống: năm 1999 so với năm 1998 giảm 11448 chiếc tương đương giảm 12.4%, sang năm 2000 số lượng chân chống được sản xuất ra là 111821 chiếc tăng 26639 chiếc tương đương tăng 31.3%.

Theo các cán bộ ở phòng kinh doanh cho biết việc số lượng sản phẩm sản xuất chính của công ty giảm mạnh ở năm 1999 do các nguyên nhân sau:

-Hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc về, trốn được thuế giá rất rẻ, cho nên tiêu thụ được rất nhiều trên thị trường đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến công ty nói riêng và toàn nghành xe đạp nói chung.

-Một số cơ sở trong nước có cùng loại sản phẩm nhưng chất lượng không bằng do tiết kiệm được chi phí(không phải thuê đất, thuế thấp) cho nên cạnh tranh với công ty bằng giá cả và dịch vụ.

-Thêm vào đó các nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất bàn đạp cho công ty là công ty Z129 gặp khó khăn cho nên nguyên liệu nhập không đáp ứng đủ cho quá trình sản xuất, hậu quả là số lượng bàn đạp sản xuất năm 1999 giảm tới 40140 bộ so với năm 1998.

-Ngoài ra còn một số nguyên nhân nữa là thị trường luôn luôn biến động về cung cầu mà công ty lại chưa có kế hoạch điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Tóm lại: Năm 1999 tình hình sản xuất của công ty nhìn chung là giảm mạnh. Nhưng đến năm 2000 do có sự đầu tư hơn cho nên số lượng sản phẩm sản xuất ra có sự ra tăng rõ rệt.

2.Phân tích kết quả tiêu thụ của công ty theo kết cấu mặt hàng kinh doanh.

Biểu2:SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CHÍNH QUA CÁC NĂM

MẶT HÀNG Đơn vị 1998 1999 2000 So sánh(%)

99/98 00/99

Phanh bộ 97529 103723 105250 106.4 101.5

Bàn đạp bộ 80614 54134 80395 67.2 148.5

Chân chống chiếc 88730 85111 91814 96 108

Nhìn vào biểu trên ta thấy:

-Phanh các loại: số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 1999 so với năm 1998 tăng 6194 bộ tương đương tăng 6.4%. Đến năm 2000 tiêu thụ được 105250 bộ tăng 1527 bộ tương đương tăng 1.5% so với năm 1999.

-Bàn đạp các loại: do gặp trục trặc với nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cho nên số lượng bàn đạp sản xuất ra giảm mạnh do vậy việc tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng theo. Năm 1999 chỉ tiêu thụ được 54134 bộ giảm 26480 bộ tương đương giảm 32.8% so với năm 1998. Sang năm 2000 số bàn đạp tiêu thụ tăng 26261 bộ tương đương tăng 48.5% so với năm 1999.

-Chân chống: Số lượng chân chống được tiêu thụ năm 1999 giảm 3619 chiếc tương đương giảm 4% so với năm 1998. Số chân chống tiêu thụ ở năm 2000 là 91814 chiếc tăng 6703 chiếc tương đương tăng 8% so với năm 1999.

Có thể nói hoạt động tiêu thụ của công ty cũng có tình trạng tương tự như hoạt động sản xuất đó là có xu hướng giảm, nhưng sang năm 2000 tình trạng có được cải thiện hơn trước, các sản phẩm tiêu thụ chính của công ty đều có sự gia tăng.

3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (98-99-00)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua biểu số 3, qua biểu phân tích này ta thấy: tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động qua từng năm. Trong 3 năm qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả cao nhất vào năm 2000 và thấp nhất là năm 1999, đi sâu vào phân tích ta thấy:

-Năm 1999 so với năm 1998 kết quả sản xuất kinh doanh giảm : Doanh thu thuần năm 1999 đạt 7345 trđ giảm 9.6% so với năm 1998. Do đó tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 1999 cũng giảm nhiều, so với năm 1998 thì giảm 73.44 trđ tương ứng giảm 37%.

Việc giảm doanh thu thuần năm 1999 do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng có một nguyên nhân nổi bật nhất là do có sự biến động lớn về nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, điều này làm cho số lượng sản phẩm sản xuất chính trong năm 1999 giảm mạnh do đó ảnh hưởng đến việc tiêu thụ làm cho doanh thu giảm.

Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 37% vào năm 1999 là do các nguyên nhân sau:

+Doanh thu thuần giảm.

+Giá vốn cũng giảm nhưng tỷ lệ giảm lại nhỏ hơn tỷ lệ giảm của doanh thu thuần do đó nó cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận.

+Chi phí quản lý và chi phí bán hàng còn tương đối cao, chưa hợp lý. Do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 1999 nhìn chung là có sự giảm sút.

Bước sang năm 2000, các cấp lãnh đạo của công ty đã có những chủ trương, đổi mới rất kịp thời và kết quả thu được là tương đối khả quan, lợi nhuận sau thuế đạt được năm 2000 so với năm 1999 tăng 94%. Đây là một thành tích đáng tự hào của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty .

Năm 2000 so với năm 1999 doanh thu thuần tăng 1819 trđ với tỷ lệ tăng là 24.8%, giá vốn tăng 1510 trđ với tỷ lệ tăng là 24.4%, do đó tỷ lệ lãi gộp đạt được năm 2000 cũng tăng 309 trđ với tỷ lệ tăng là 26.9%. Nhưng chi phí quản lý và chi phí bán hàng của công ty còn tương đối cao, đặc biệt chi phí bán hàng năm 2000 tăng 61 trđ tương ứng tăng 30.5% so với năm 1999. Điều này làm cho tổng lợi nhuận sau thuế giảm. Nếu công ty giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì lợi nhuận thu được sẽ cao hơn.

Tổng kết lại thì tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2000 so với năm 1999 tăng rất cao với tỷ lệ tăng là 94% tương ứng với số tiền là 117.64 trđ.

Khắc phục được các khó khăn yếu kém công ty từng bước ổn định và phát triển trên thị trường, đưa công ty trở thành một trong các công ty đầu đàn của nghành xe đạp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w