Tình hình hoạt động của NHNT trong những năm gần đây (2003, 2004)

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank (Trang 36 - 40)

(2003, 2004)

Trong năm 2003, NHNT đã có những bớc đi vững chắc trên con đờng đổi mới hoạt động và đã gặt hái đợc những thành quả đáng mừng trên mọi phơng diện hoạt động. Về công tác vốn – một thế mạnh truyền thồng của NHNT, tính đến cuối năm 2003, tổng tích sản của NHNT uớc đạt hơn 98.000 tỷ VND, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm truớc. Có đợc kết quả trên là nhờ NHNT đã đồng thời áp dụng nhiều giải pháp tích cực nh nânng cao chất lợng phục vụ khách hàng, áp dụng chính sách khách hàng năng động (thành lập phòng khách hàng đặc biệt) và đặc biệt đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn tiên tiến đợc khách hàng đánh giá cao nh: phát hành trái phiếu bằng USD có lãi suất thả nổi, kỳ phiếu với lãi suất bậc thang, chứng chỉ tiền gửi... Trong năm này, vốn VND của NHNT đã tăng mạnh, đạt mức tăng trởng gấp 2 lần so với năm 2002 và đa cơ cấu vốn của NHNT gần đạt mục tiêu đề ra trong đề án tái cơ cấu. Về hoạt động tín dụng, NHNT tiếp tục đạt đợc mức tăng trởng cao, tính đến cuối năm 2003, d nợ tín dụng uớc đạt 36.730 tỷ quy VND, tăng 34% so với cùng kỳ năm trớc (vuợt 5,3% so với kế hoạch đề ra). Một điểm đáng mừng khác trong hoạt động tín dụng của NHNT trong năm 2003 là cơ cấu d nợ tín dụng theo loại tiền vay, thời hạn vay và đối tợng khách hàng cũng có chuyển biến đáng kể. Cụ thể là trong năm này, tốc độ tăng trởng d nợ ngoại tệ tăng nhanh hơn d nợ tín dụng VND (d nợ ngoại tệ tăng 46%, d nợ VND tăng 24%); tốc độ tăng trởng d nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tơng đơng nhau; d nợ cho vay khối khách hàng có vốn đầu t nớc ngoài (FDIs) tăng 60,5% và d nợ cho vay SMEs tăng 34%, chiếm gần 17% tổng d nợ tín dụng.

Về dịch vụ ngân hàng, NHNT tiếp tục đạt thị phần lớn về thanh toán XNK của cả nớc (30%) và duy trì vai trò chủ đạo trên thị trờng liên ngân hàng và trong kinh doanh ngoại tệ. Doanh số thanh toán XNK năm 2003 - ớc đạt 11.992 triệu USD, tăng 16,7% so với năm 2002. Doanh số thanh

toán XK ớc đạt 5.727 triệu USD, tăng 22,5% so với năm trớc và chiếm 29,4% thị phần của cả nớc. Doanh số thanh toán NK ớc đạt 6.195 triệu USD, tăng 11,8% so với năm 2002.

Một dấu ấn rõ nét trong nỗ lực đa dạng hoá và nâng cao chất lợng dịch vụ của NHNT trong năm 2003 là việc triển khai một loạt các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại nh triển khai dịch vụ độc quyền thẻ Amex, dịch vụ VCB – Money cho khách hàng là định chế tài chính và doanh nghiệp, V – CBP và Internet Banking cho khách hàng bán lẻ...., mang đến sự an toàn – tiện lợi – tiết kiệm cho các khách hàng của NHNT VN và đã đợc đông đảo quần chúng nhiệt liệt đón nhận. Nhờ những sản phẩm mới với nhiều tiện ích có giá trị, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, doanh số giao dịch bán lẻ của NHNT VN đã tăng trởng mạnh trong năm 2003. Số lợng thẻ phát hành tăng gần 300%, doanh số sử dụng và thanh toán thẻ tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2002.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB trong năm 2003 chịu tác động của nhiều yếu tố: tình hình XNK tăng trởng khá; việc tăng giảm giá bất thờng của của một số ngoại tệ mạnh; diễn biến giá vàng không ổn định và tăng mạnh vào những tháng cuối năm; ảnh hởng nạn dịch SARS; NHNN điều chỉnh một số chính sách quản lý ngoại hối; các NHTM thực hiện chính sách huy động nguồn vốn tiền đồng Việt Nam lãi suất cao. Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB đạt khoảng 9.639 triệu USD, tăng 9,6% so với năm trớc. Trong đó, doanh số mua vào đạt 4.808 triệu USD, tăng 8,3% và bán ra là 4.831 triệu USD, tăng 10,9% so với năm trớc.

Bớc sang năm 2004, mặc dù còn nhiều trở ngại gây ảnh hởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng, nhng VCB đã vợt qua những thách thức, tận dụng các cơ hội, thế mạnh và đã đạt đợc nhiều kết quả tốt về mọi mặt. Tổng nguồn vốn tính đến tháng 12/2004 đạt 120.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2003, vợt 6% so với kế hoạch, trong đó d nợ đạt hơn 48.920 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ 2 thị trờng đạt 107.570 tỷ đồng, tăng 24,4%. Vốn huy động có kỳ hạn đạt 46.810 tỷ đồng, tăng 14,5% so

với cuối năm 2003, trong đó vốn có kỳ hạn trên thị trờng chỉ tăng 5,4%. Vốn có kỳ hạn trên 12 tháng là 9.479 tỷ đồng, chiếm 8,8% nguồn vốn huy động. Do tốc độ tăng vốn có kỳ hạn thấp so với mức tăng vốn huy động nên tỷ trọng vốn có kỳ hạn trong nguồn vốn huy động giảm từ 47,2% xuống còn 43,5% trong vòng một năm qua. Vốn huy động từ dân c đến 31/12/04 đạt 34.276 tỷ quy VND với tốc độ tăng là 10,8% so với đầu năm, thấp so với mức tăng trung bình của nguồn vốn. Vốn huy động từ các TCKT đạt 54.268 tỷ quy VND, tăng 20,9% trong năm 2004. Nếu xét về loại tiền thì trong năm qua, tổng nguồn vốn bằng VND là 46.294 tỷ, chỉ còn chiếm tỷ trọng 38,7% tổng nguồn vốn, tăng 11,4% so với đầu năm – thấp xa so với kế hoạch tăng trởng (35%). Tổng nguồn vốn ngoại tệ đạt 4.667 triệu USD, tơng đơng 73.454 tỷ VND, tăng 28,9% so với cuối năm 2003.

Vốn điều lệ và các quỹ đạt gần 7.000 tỷ đồng, tăng 42%. Hệ số an toàn vốn hiện đạt khoảng 7%, cao hơn nhiều so với mức trên 3% vào cuối năm 2000 và đang từng bớc hớng tới các chuẩn mực quốc tế.

Năm 2004 cũng là năm Vietcombank nhận danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” 5 năm liên tiếp do Tạp chí The Banker bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2004” theo đánh giá của tạp chí Global Finance World, cùng nhiều giải thởng và danh hiệu uy tín khác

Vietcombank là ngân hàng có truyền thống trong thanh toán quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trởng XNK cho đất nớc. Năm 2004, doanh số thanh toán XNK qua ngân hàng đã đạt hơn 16.400 triệu USD, tăng 32% so với năm 2003 và chiếm gần 30% thị phần của cả nớc. Doanh số thanh toán XK đạt 6.967 triệu USD, tăng 22,4% so với năm 2003, chiếm 26,7% thị phần cả nớc. Trong đó mặt hàng dầu thô chiếm tỷ trọng 45,8% và có tốc độ tăng đến 47,8% do giá trên thị trờng thế giới liên tục tăng cao. Doanh số thanh toán NK đạt 9.409 triệu USD, tăng hơn 39% so với năm 2003 và chiếm 29,9% thị phần của cả nớc. Doanh số thanh toán nhập khẩu xăng dầu đạt 2.853 triệu USD, tăng tới 62,2% và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

tổng doanh số (chiếm 30,3%) do nhu cầu trong nớc tăng mạnh và giá nhập khẩu các sản phẩm dầu trên thị trờng thế giới đang ở mức cao.Ngoài ra việc nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị, sắt thép, hoá chất, phân bón đều tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nớc.

Thêm vào đó, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 13.600 triệu USD, chiếm 33% thị phần cả nớc và là ngân hàng chủ lực cung ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp XNK.

Năm qua cũng là năm NHNT thu đợc nhiều thành công trên lĩnh vực thẻ tín dụng. Lợng thẻ phát hành đã lên tới con số 516.000 thẻ. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đạt mức kỷ lục 3.260 tỷ đồng, rút tiền mặt qua ATM lên tới 7.600 tỷ đồng; Vietcombank cũng đã kết nối thành công mạng thẻ ATM với 6 trong tổng số 11 ngân hàng thuộc liên minh thẻ là: Kỹ thơng, Quân đội, Quốc tế, Nhà hà nội, Phơng Nam, Chohung Vina. Nhờ vậy chủ thẻ của các ngân hàng trên đợc phép giao dịch qua hệ thống của NHNT trên toàn quốc. Cuối năm 2004, Vietcombank cũng đã đa vào thị trờng 2 loại thẻ mới là: Thẻ tín dụng Vietcombank – Master Card Cội nguồn và thẻ ghi nợ điện tử Vietcombank – Master Card Unembossed đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của ngời dân.

Về hoạt động tín dụng, đến hết tháng12/2004, tổng d nợ của toàn hệ thống đạt 48.923 tỷ quy VND, tăng 32,6% so với cuối năm 2003, cao hơn mức tăng trởng kế hoạch (27,2%). Doanh số cho vay trong năm 2004 đạt 148.296 tỷ quy VND, tăng 22,5% so với các năm trớc; doanh số thu nợ đạt 136.153 tỷ quy VND, tăng 23%. Hiện số d nợ của NHNT chiếm 10,6% trong tổng d nợ của toàn ngành ngân hàng.

Trên đây là tình hình hoạt động nói chung của NHNT Việt Nam trong 2 năm gần đây (2003, 2004). Tuy nhiên, VCBTW (Sở giao dịch 1), với vai trò đầu não, chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của hệ thống VCB, luôn duy trì chỗ đứng của toàn bộ hệ thống là NHTM hàng đầu của Việt Nam. Hoạt động của VCBTW từ trớc đến nay không ngừng phát triển về mọi mặt, đặc biệt là các hoạt động nghiệp vụ để xứng đáng giữ vị trí

chủ đạo trong toàn bộ hệ thống VCB. Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này, trớc hết là sự hạn chế về mặt thời gian, thứ hai là hạn chế về trình độ...., cho nên em chỉ xin trình bày về thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại NHNTTW (Sở giao dịch 1) để khái quát cho toàn bộ hoạt động của hệ thống NHNT VN.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w