Thực trạng hoạt động nhập khẩu theo phơng thức TDCT tại NHNTTW

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank (Trang 40 - 46)

thống NHNT VN.

2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ của NHNTTW đối với các doanh nghiệp nhập khẩu theo phơng thức TDCT doanh nghiệp nhập khẩu theo phơng thức TDCT

2.2.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu theo phơng thức TDCT tại NHNTTW NHNTTW

Trong những năm gần đây, do ảnh hởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới và những biến động bất lợi trên thị trờng tài chính tiền tệ nên nền kinh tế Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn. Trong bối cảnh đó, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Ngân hàng khác nh: ngân hàng th- ơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh với nớc ngoài,...., nhng VCBTW vẫn làm tốt chức năng là trung tâm thanh toán XNK của cả nớc. Đặc biệt là trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá nh trong bài viết này sẽ đề cập đến.

Bảng 1: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu qua VCBTW (2002 – 2004) Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tỷ lệ 03/02 04/03 Xuất khẩu 480.000 490.000 430.000 2,08% - 12,24% Nhập khẩu 2.250.000 2.760.000 4.200.000 22,66% 52,17%

(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế tại VCBTW từ 2002 2004– )

Nh bảng trên có thể thấy đợc hai sự thay đổi hoàn toàn trái ngợc nhau giữa tình hình NK và XK của VCBTW trong thời gian qua. Trong khi kim ngạch XK ngày một giảm đi thì kim ngạch NK lại ngày càng tăng lên và tăng ở mức cao. Hiện tợng này có thể đợc lý giải nh sau:

Sự giảm sút kim ngạch XK qua VCBTW trong khi tốc độ tăng trởng bình quân hàng năm của XK vẫn đạt 17,5% (tính đến thời điểm cuối năm 2004) – là do các doanh nghiệp XK ngày càng có xu hớng tìm đến các ngân hàng liên doanh hoặc cổ phần để giao dịch vì ở đó thủ tục đỡ rờm rà hơn, đồng thời khâu kiểm tra chứng từ cũng không quá khắt khe và chặt chẽ nh ở VCBTW.

Với hoạt động NK, có thể nói là đã không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Nếu nh trong năm 2002, kim ngạch NK qua VCBTW là 2.250.000 nghìn USD thì đến năm 2003, con số này là 2.760.000 nghìn USD, tăng 22,66% và đến 2004 thì con số này đã là 4.200.000 nghìn USD, tăng 52,17% so với cùng kỳ năm 2003. Đây quả thực là một sự nhảy vọt trong thanh toán hàng NK tại VCBTW – một điều mà rất nhiều các ngân hàng khác mong muốn đạt đựơc. Nguyên nhân của sự nhảy vọt này thì rất nhiều, song có thể khái quát thành một số những lý do cơ bản sau:

Đầu tiên phải kể đến đó là việc kim ngạch nhập khẩu của nớc ta đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Sự tăng lên này đợc thể hiện qua bảng sau:

Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tỷ lệ 03/02 04/03 Kim ngạch nhập khẩu 19.300.000 24.995.000 29.687.000 29,5% 18,17% (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong năm 2002, kim ngạch NK của nớc ta là 19.300.000 nghìn USD, đến năm 2003 là 24.995.000 nghìn USD, tăng 29,5% .Và đến 2004 thì đã là 29.687.000 nghìn USD, tăng 18,77% so với cùng kỳ năm 2003. Sự gia tăng này có ảnh hởng rất lớn đến hoạt động thanh toán nhập của hệ thống NHNT Việt Nam. Kim ngạch NK của cả nớc tăng thì dĩ nhiên hoạt động thanh toán nhập của các ngân hàng cũng theo đó mà cũng tăng theo...Đặc biệt lại là đối với NHNT- một ngân hàng có truyền thống hơn 40 năm trong hoạt động thanh toán XNK.

Trong những năm qua, tỷ trọng thanh toán XNK của VCB luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong hoạt động XNK của cả nớc (khoảng 30%). Còn đối với VCBTW thì tỷ lệ này cũng phải vào khoảng 12,13%, do VCBTW, nh đã nói ở trên, là cơ quan luôn giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động của hệ thống VCB. Để chi tiết hơn, ta có thể thông qua bảng sau:

Bảng 3: Tỷ trọng thanh toán NK của VCBTW so với hệ thống và cả nớc

Đơn vị: nghìn USD

Năm Giá trị Nhập khẩu Tỷ lệ

Tại VCBTW Hệ thống VCB Cả nớc % hệ thống % cả nớc 2002 2.250.000 5.540.000 19.300.000 40,6% 11,6% 2003 2.760.000 6.780.000 24.995.000 40,7% 11,04% 2004 4.200.000 9.400.000 29.687.000 44,6% 14,14%

(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế tại phòng nhập từ 2002 2004)– Nh vậy, trong cả 3 năm 2002,2003,2004 thì tỷ trọng thanh toán qua VCBTW so với cả nớc đều tăng lên. Năm 2003, tỷ trọng này là 11,6%. Năm 2003 là 11,04% và đến năm 2004 thì đã là 14,14%.

Thứ hai là dựa vào chính bản thân NHNT Việt Nam. Với mạng lới đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, hiện nay VCB có 1400 ngân hàng đại lý đ- ợc thiết lập tại gần 100 nớc và vùng lãnh thổ, trở thành NHTM Việt Nam

có hệ thống ngân hàng đại lý lớn nhất. Điều này khẳng định đợc vị thế và độ tin cậy của VCB trong quan hệ với các đối tác quốc tế. Do đó trong các quan hệ mua bán thơng mại quốc tế, lẽ dĩ nhiên là phía đối tác nớc ngoài hầu hết đều yêu cầu đợc hợp tác với NHNT. Và trong đó,không thể không nhắc đến vai trò chủ đạo của VCBTW.

Thứ ba, có thể coi nh một xu thế hiện nay của các doanh nghiệp XNK Việt Nam. Nh đã nói ở trên, khi XK thì thờng tìm đến các ngân hàng cổ phần vì điều kiện dễ dàng hơn, còn khi NK thì lại tìm đến các NHTM có uy tín lớn nh VCB. Có thể vì lý do an toàn, vì là bạn hàng lâu năm, vì phía nớc ngoài yêu cầu, vì nhu cầu ngoại tệ....

Tuy nhiên, vì bất cứ lý do gì thì hiện nay VCBTW vẫn là đơn vị có kim ngạch thanh toán NK lớn nhất cả nớc. Sau đây là bảng số liệu chi tiết về hoạt động thanh toán nhập tại ngân hàng này:

Bảng 4: Tình hình thanh toán nhập khẩu tại VCBTW

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1. TDCT - Kim ngạch (nghìn USD) - Tỷ trọng (%) 1.424.590 62% 1.752.000 63,4% 2.673.840 63,66% 2. Nhờ thu - Kim ngạch (nghìn USD) - Tỷ trọng (%) 113.114 5% 138.000 5% 204.240 4,8% 3. Chuyển tiền - Kim ngạch (nghìn USD) - Tỷ trọng (%) 712.295 33% 870.000 31,6% 1.321.920 31,54%

(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế tại phòng nhập VCBTW từ 2002

2004)

Nh có thể thấy, hiện nay VCBTW đang chủ yếu sử dụng ba phơng thức thanh toán: TDCT, nhờ thu kèm chứng từ và chuyển tiền điện tử. Ngoài ra còn có phơng thức thanh toán hàng đổi hàng, nhng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể.

Trong ba phơng thức trên thì phơng thức TDCT đợc sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là phơng thức chuyển tiền và cuối cùng là phơng thức nhờ thu kèm chứng từ. Trong năm 2002, tỷ trọng thanh toán theo phơng thức TDCT chiếm 62%, theo phơng thức nhờ thu là 5% và chuyển tiền là 33%.

Đến năm 2003, tỷ lệ này tơng ứng là 63,4%; 5% và 31,6%. Vào năm 2004, phơng thức TDCT chiếm 63.66% trong thanh toán hàng nhập, phơng thức nhờ thu chiếm 4,8%, phơng thức chuyển tiền chiếm 31,54%. Nh vậy ph- ơng thức TDCT vốn đã đợc sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế, nay lại càng chiếm tỷ trọng cao hơn (năm 2002 là 62%, 2003 là 63,4% và năm 2004 là 63,66%). Phơng thức chuyển tiền tuy đợc sử dụng nhiều nhng th- ờng là những món nhỏ nên kim ngạch thanh toán không lớn lắm.

Năm 2002, kim ngạch thanh toán bằng phơng thức TDCT là 1.424.590 nghìn USD, năm 2003 là 1.752.000 nghìn USD, tăng 22,9%. Năm 2004, thanh toán TDCT qua VCBTW đạt 2.673.840 nghìn USD, tăng 52,6% so với năm 2003. Sự tăng lên này do nhiều nguyên nhân. Có thể do phía đối tác nớc ngoài yêu cầu, hoặc do bất cứ một tác động khách quan nào đó. Tuy nhiên một điều quan trọng là do VCBTW có khả năng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu so với các Ngân hàng khác. Có thể dẫn chứng điều này ở một số điểm nh sau:

Thứ nhất, VCBTW rất linh hoạt trong việc quy định các mức ký quỹ

mở L/C, có thể là 100%, 80%,50%,20% hay thậm chí cả 0% giá trị L/C. Tuỳ theo từng đối tợng khách hàng mà VCBTW áp dụng các mức ký quỹ phù hợp.

Thứ hai, do VCBTW có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về ngoại tệ cho

khách hàng của mình, có thể là thông qua hình thức bán hoặc cho vay ngoại tệ. Nh ta đã biết, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp NK là phải có đủ số ngoại tệ cần thiết để thanh toán cho ngời XK, trong khi đó, VCBTW lại là Ngân hàng mà hàng năm thờng có doanh số mua bán ngoại tệ gần nh cao nhất cả nớc (năm 2002 là 639 triệu USD, 2003 là 702 triệu USD, 2004 là 986 triệu USD). Bên cạnh đó, dự trữ ngoại tệ cũng có thể đ- ợc coi nh lớn nhất trong cả nớc. Năm 2002, tiền mặt ngoại tệ tại ngân quỹ (quy VND) là 40.846.000 VND, năm 2003 là 56.632.000 VND, năm 2004 là 75.115.000 VND. Có thể nói đây là một trong những lợi thế của VCBTW so với các Ngân hàng khác.

Thứ ba, do mức phí mở L/C của VCBTW tơng đối thấp, hiện nay mức phí chỉ là 300 USD/ L/C trong khi ở các Ngân hàng nớc ngoài là 500-700 USD/L/C.

Thứ t, do VCBTW có truyền thống hơn 40 năm trong lĩnh vực thanh

toán quốc tế nên lợng khách hàng truyền thống cũng tơng đối lớn.

Thứ năm, VCBTW có đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm trong công việc. Trong suốt thời gian qua, bằng sự cẩn trọng và chắc chắn của mình, họ đã giúp cho các giao dịch của doanh nghiệp trong nớc với đối tác nớc ngoài diễn ra suôn sẻ, khiến cho khách hàng rất hài lòng và luôn tin tởng khi lựa chọn ngân hàng. VCBTW có nhiều khách hàng quen thuộc, thờng giao dịch với số lợng lớn nh Vinafood, Petrolimex, Coalimex, Generalexim,..., có nhiều bạn hàng giao dịch trên nhiều thị trờng lớn nh Hàn Quốc, Đài Loan, Thái lan, Trung Quốc,..., với các mặt hàng chủ lực thờng NK nh máy móc thiết bị, xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc chữa bệnh,... Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để VCBTW tăng cờng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu, đặc biệt là tài trợ theo phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ.

2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNT VN

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w