a) Công ty Hoá chất sơn Hà Nội:
3.3. một số kiến nghị khác:
Nói thôi chưa đủ mà phải bằng hành động.
3.3-1. Kiến nghị về kỹ thuật:
Khi đã thâm nhập mở rộng thị trường khắp cả nước thì nên triển khai ... thực hiện dự án đầu tư giai đoạn II đưa công suất xưởng tổng hợp nhựa Alkyd lên 6000 tấn/năm, thiếu nhân lực thì nên đầu tư dây chuyền sản xuất tự động hoá chứ không nên để lao động thủ công mà tuyển nhân lực.
3.3-2. Kiến nghị về tình hình nhân sự:
Việc lập ra phòng ban chức năng và phân xưởng giúp cho việc chuyên môn hoá thuận lợi nhưng cần kết hợp hành động giữa các phòng ban chức năng phải luôn trao đổi những thông tin cần thiết nhanh nhạy kịp thời, tránh sự chồng chéo trong công việc. Công ty đã có đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ có tay nghề và nhiệt tình yêu nghề, tuy vậy việc phân bổ không đều, trình độ đại học và trung cấp kỹ thuật còn ít, công ty cần có chính sách đào tạo nâng lên đối với trung cấp kỹ thuật và công nhân nữ trong ngành sơn còn khá nhiều đốivới ngành hoá chất độc hại này.
Việc tuyển chọn thêm cán bộ công nhân viên vào công ty chỉ tuyển khi thực sự cần thiết tránh tình trạng người làm thì thiếu mà người hưởng lương thì thừa, tuyển người vào vị trí cần tuyển chứ không phải tuyển người vào công ty.
Nên chăng công ty tuyển cả cán bộ công nhân viên không có “họ hàng” với người trong công ty có như vậy mới phát huy được hết năng lực của tất cả các cán bộ công nhân viên. Công ty cũng nên có hợp đồng với người lao động không nhất thiết phải vào biên chế và có kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân viên vô trách nhiệm.
3.3-3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh:
Kinh tế của nước ta là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế ở thế kỷ XXI là kinh tế của tri thức, em đề nghị Nhà nước nên đầu tư cho việc đào tạo cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ quản lý, tay nghề kỹ thuật giúp cho cơ quan Nhà nước nói chung công ty sơn Tổng hợp Hà Nội nói riêng có thêm thế mạnh trong thị trường cạnh tranh quyết liệt này.
Doanh nghiệp Nhà nước chưa có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp mạnh như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hơn nữa việc bỏ ra một khoản chi phí lớn như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một điều hết sức khó khăn vì vậy em mong Nhà nước đầu tư cho công ty sơn Tổng hợp Hà Nội và có chính ách vay vốn ưu tiên đối với công ty.
Cuộc cạnh tranh không ngang sức giữa các doanh nghiệp gây khó khăn rất lớn cho công ty sơn Tổng hợp Hà Nội Nhà nước nên ban hành luật cạnh tranh lành mạnh và Nhà nước nên hạn chế cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể chịu lỗ vốn vài năm để thôn tính các công ty trong nước sau đó lại quay trở lại hoạt động bình thường. Chính sách thuế VAT 10 % là quá nhiều so với sản phẩm sơn được sản xuất trong nước vì vậy Nhà nước nên xem xét cả chính sách thuế.
Đối với bản thân em là sinh viên thực tập thấy các cơ quan Nhà nước doanh nghiệp Nhà nước không những hoạt động sản xuất kinh doanh mà góp phần rất lớn trong việc đào tạo cán bộ công nhân viên trong việc thực hành vì vậy Nhà nước nên đầu tư vào công ty một khoản tính vào chi phí giáo dục hàng năm. Với tình trạng ngành hoá chất trong nước không sản xuất được nguyên liệu đầu vào Nhà nước và công ty hoá chất Việt Nam phải có phương án đầu tư để sản xuất các nguyên liệu hoá chất dùng cho ngành sơn cũng như các ngành hoá chất của Việt Nam.
Kết luận
Trong tất cả các hình thái kinh tế đều có cạnh tranh, cạnh tranh giữa người mua và người mua, giữa người mua và người bán, giữa người bán và người bán thì cuộc cạnh tranh giữa người bán và người bán là quyết liệt nhất. Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội đã trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, cũng đã trải qua ba mô hình cạnh tranh nhưng cùng với thời gian đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong đó có đầu tư về ngành sơn. Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt với hơn 30 đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ, cả các đối thủ nổi tiếng thế giới ICI, EXPO ... công ty đạt được thành tích như ngày nay, mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn còn hạn chế là sự đóng góp to lớn của ban lãnh đạo công ty, các nỗ lực hoạt động Marketing và các chính sách Marketing có hiệu quả. Tuy vậy công ty không bằng lòng với thực tại mà phải phát triển hơn nữa để đạt tốc độ tăng trưởng 15 % năm công ty phải củng cố và phát triển vị thế của mình để từng bước phát triển thị trường. Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Việt Nam em đã thực hiện chuyên đề này với sự giúp đỡ của PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hoan, các thầy cô trong khoa Kinh tế và các bác, các cô, anh, chị cán bộ công nhân viên của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội!
Đây là đề tài lớn nhất đối với em từ trước đến nay và em chưa có nhiều kinh nghiệm do vậy em rất mong được sự góp ý hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan, các thầy cô trong khoa và các bác, các cô, anh, chị cán bộ công nhân viên đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này!
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá của PTS. Phạm Khôi Nguyên và Kỹ sư Văn Tình biên soạn (1995).
2. Quản trị Marketing của Philip Kotler. 3. Nghiên cứu Marketing
4. Quản trị chiến lược 5. Quản trị bán hàng 6. Quản trị kênh phân phối
7. Niên giám thống kê - NXB Thống kê
8. Quản trị sản xuất của PGS. TS – Nguyễn Kim Truy, TS Trần Đình Hiền, TS Phan Trọng Phúc.
9. Tạp chí công nghiệp hoá chất 10. Tạp chí người tiêu dùng 11. Tạp chí công nghiệp 12. Báo Hà nội mới
13. Tài liệu hướng dẫn viết báo cáo chuyên đề thực tập Tốt nghiệp của các khoá trước.
Mục lục
lời mở đầu ... 1
CHƯƠNG 1: ... 3
Khái quát về cạnh tranh thị trường... 3
và thị trường sản phẩm sơn việt nam... 3
1.1. quan điểm về cạnh tranh và marketing cạnh tranh... 3
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh. ... 3
1.1-2. Vai trò của cạnh tranh... 4
1.1-3. Các loại cạnh tranh và cấp độ cạnh tranh. ... 4
a) Các loại cạnh tranh ... 4
1.1-4. Chiến lược cạnh tranh : ... 6
1.1-5. Các cấu trúc quyết định độ cạnh tranh. ... 7
1.1-6. Marketing cạnh tranh ... 8
1.2. những vấn đề cơ bản về cạnh tranh thị trường ... 9
1.2-1. Các loại đối thủ cạnh tranh và nhận diện đối thủ cạnh tranh... 9
1.2-1.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. ... 9
1.2-1.2 Sản phẩm thay thế:... 10
1.2.1.3. Nhà cung cấp ... 10
1.2.1.4. Khách hàng:... 11
1.2-1.5 Các công ty cạnh tranh:... 11
1.2-2. Nội dung lập hồ sơ phân tích đối thủ cạnh tranh . ... 13
a. Phát hiện chiến lược của đối thủ cạnh tranh... 14
b. Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh. ... 15
c. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. ... 15
d. Đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh ... 16
e. Thiết kế thông tin tình báo cạnh tranh: ... 17
f. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh để tấn công và né tránh. ... 18
g . Cân đối quan điểm định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh. ... 19
1.2-3. Xu thế trong sử dụng các công cụ cạnh tranh... 20
a) Sản phẩm: ... 20
b) Giá: ... 21
c) Phân phối:... 21
d) Giao tiếp và khuếch trương: ... 21
1.3. thị trường và cạnh tranh trên thị trường sơn việt nam. ... 21
1.3-1. Đặc điểm hình thành thị trường sản phẩm sơn ... 21
1.3-2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường sơn: ... 23
1.2-3. Các công cụ cạnh tranh mà đối thủ cạnh tranh sử dụng:... 23
Chương 2:... 26
Thực trạng kinh doanh và các giải pháp cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp hà nội ... 26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty: ... 26
2.1-1. Thời kỳ 1970-1985 ... 26
2..2. thực trạng kinh doanh và môi trường cạnh tranh của công ty sơn Tổng
hợp Hà Nội ... 28
2.2-1. Quy mô và cơ cấu tổ chức. ... 28
2.2-2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội ... 32
a ) Sản xuất và tiêu thụ:... 33
b) Giá trị sản lượng và doanh thu của công ty: ... 34
c) Lợi nhuận và thu nộp ngân sách:... 34
d) Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:... 35
2.2-3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:... 36
a) Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: ... 36
b) Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: ... 39
2.2-4. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội ... 39
a) Công ty Hoá chất sơn Hà Nội: ... 40
2.2-5. Các giải pháp chiến lược cạnh tranh của công ty đã và đang áp dụng: ... 42
2.3. thị trường của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội:... 43
2.3-1. Thị trường, đặc điểm người mua và mục đích sử dụng: ... 43
2.3-2. Thị trường mục tiêu của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội:... 46
2.4. thực trạng Marketing–mix trong cạnh tranh của công ty... 47
2.4-1. Chiến lược Marketing: ... 47
2.4-2. Chương trình hành động: ... 47 a) Chính sách sản phẩm: ... 47 b) Chính sách về giácả: ... 49 c) Chính sách phân phối:... 50 d) Chính sách xúc tiến hỗn hợp:... 52 Chương 3:... 54
Các giải pháp Marketing trong cạnh tranh của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội ... 54
3.1. phương hướng phát triển kinh doanh của công ty và các mục tiêu Marketing:... 54
3.1-1. Phương hướng phát triển kinh doanh... 54
3.1-2. Mục tiêu Marketing của công ty: ... 57
3.1-3. Các điều kiện về nguồn lực để đạt được mục tiêu nói trên:... 58
3.2. các vị thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của công ty ... 60
3.2-1. Phương pháp xác định đối thủ cạnh tranh: ... 62
3.2-2. Các vị thế cạnh tranh có thể có. ... 62
3.2-3. Chiến lược cho thị trường miền Bắc. ... 64
Công cụ sản phẩm:... 66
Công cụ giá cả: ... 66
Chính sách kênh phân phối: ... 67
Quảng cáo xúc tiến hỗn hợp: ... 68
3.2-4. Chiến lược cho thị trường miền Nam ... 70
Công cụ sản phẩm:... 74
Công cụ giá: ... 75
Kênh phân phối:... 75
Công cụ sản phẩm:... 76
Công cụ giá cả: ... 76
Chính sách phân phối:... 76
Quảng cáo xúc tiến hỗn hợp: ... 76
3.3. một số kiến nghị khác:... 77
3.3-1. Kiến nghị về kỹ thuật: ... 77
3.3-2. Kiến nghị về tình hình nhân sự: ... 77
3.3-3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh: ... 78
Kết luận... 79