0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Phát triển ngành vận tải đường biển mũi nhọn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 48 -51 )

III- Những cơ hội và thách thức khi Công ty cung cấp dịch vụ logistics trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

1. Phát triển ngành vận tải đường biển mũi nhọn

Như đã phân tích ở chương một, vận tải là một khâu quan trọng trong logistics (chiếm 3/4 chi phí logistics) trong đó vận tải đường biển có một vai trò lớn, lượng hàng XNK vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 90-92%. Phát triển giao thông vận tải biển đảm bảo đồng bộ giữa hệ thống cảng biển, đội tàu và dịch vụ hàng hải nâng cao trình độ quản lý tạo sức mạnh tổng hợp… sẽ tạo một cơ sở tốt cho việc phát triển dịch vụ logistics.

• Đội tàu vận tải biển: xây dựng, phát triển được đội tàu quốc gia có trang bị công nghệ hiện đại, cơ cấu hợp lý, tăng cường các tàu chuyên dùng, tàu chở dầu, tàu hàng rời, tàu container, tàu RO-

RO…có trọng tải lớn. Tuổi tàu bình quân của đội tàu 7-10. Trong đó:

- Đội tàu container: phát triển tàu container có trọng tải thích hợp để hoạt động trong khu vực Châu Á nhằm hoà nhập với tiêu chuẩn kỹ thuật kinh doanh của ASEAN với mục tiêu vận chuyển 35-40% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tư tàu có trọng tải 450 TEU-600 TEU- 800 TEU phù hợp với việc cung cấp tàu, luồng tàu, công nghệ khai thác. Đến 2010, cảng container chuyên dùng của Việt Nam đầu tư đã đi vào hoạt động, công nghệ khai thác điều hành và tham gia các tổ chức chuyên vận tải container đã có kình nghiệm và hiệu quả, chuyển sang đầu tư tàu container cỡ lớn trên 2000 TEU để tham gia vận chuyển trên các tuyến đi Châu Âu, Châu Mỹ.

- Đội tàu chở dầu: gồm đội tàu chở dầu thô, tàu chở dầu sản phẩm, đội tàu chở hàng rời, đội tàu ven biển, các tuyến vận tải ven biển của Việt Nam sẽ được tập trung phát triển các tàu có trọng tải từ 300-5000 DWT, tàu vận chuyển có hiệu quả kinh tế nhất là loại có trọng tải từ 3000-5000 DWT, năm 2010 là 820.000 DWT.

• Hệ thống cảng biển:

- Tập trung củng cố và nâng cấp hệ thống cảng biển hiện có, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị xếp dỡ, đặc biệt là các thiết bị xếp dỡ container để phù hợp với xu hướng container hoá của quốc tế.

- Xây dựng một vài cảng nước sâu tại các vùng kinh tế trọng điểm để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Phát triển một hệ thống cảng có đủ khả năng thông qua khối lượng hàng hoá gần 200 triệu tấn/ năm.

- Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ thông tin, quản lý điều hành. - Xây dựng cảng chuyển tàu tại vị trí phù hợp

• Về an toàn hàng hải và dịch vụ hàng hải: Đầu tư xây dựng hiện đại hoá hệ thống đài thông tin duyên hải, hệ thống báo hiệu hàng hải,

hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển, hệ thống chống dầu tràn trên cảng biển…

• Phát triển nguồn nhân lực hàng hải: Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, hiểu sâu các điều ước quốc tế về hàng hải. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: đào tạo mới và đào tạo lại tại các cơ sở đào tạo của ngành, tạo các trường trung học và đại học trong và ngoài nước.

2.Phát triển khoa học công nghệ trong ngành giao thông vận tải nói chung và trong logistics nói riêng

Những nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) Ngành Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian tới cần hướng vào mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) Ngành GTVT, nhằm tạo nên một tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh đi trước một bước, làm tiền đề cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội cũng như chính là cơ sở cho sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam.

Trong những năm qua, công tác thiết kế khoa học kỹ thuật (KHKT) của Ngành GTVT đã gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thích nghi với cơ chế thị trường, hoà đồng với các sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu trong các mặt: lập quy hoạch định hướng phát triển Ngành, quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm mới trong lĩnh vực vận tải, công nghiệp và xây dựng công trình, góp phần quan trọng bảo đảm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch của Ngành trong đó có lĩnh vực giao nhận kho vận. Do nước ta đang ở giai đoạn phát triển kinh tế khác so với các nước phát triển (có thể nói là ở giai đoạn thấp hơn) nên việc định hướng phát triển KHCN Ngành GTVT cũng như trong ngành giao nhận kho vận (là tên gọi phổ biến hiện nay của logistics tại Việt Nam) phải dung đắn và phù hợp mới có thể đẩy mạnh được sự phát triển của các ngành này. Chúng ta phải tiến hành từng bước, không

nôn nóng thì mới có thể phát triển bền vững và theo kịp được sự phát triển của logistics toàn cầu:

- Tổ chức nghiên cứu đón trước các công nghệ mũi nhọn, đồng thời với việc đánh giá lựa chọn công nghệ phục vụ sản xuất trước mắt. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ KHCN của các cán bộ, công nhân kỹ thuật ở mọi lĩnh vực khảo sát thiết kế, thi công, xây dựng quy trình công nghệ cùng với tác phong công nghiệp trong công tác sản xuất và nghiên cứu triển khai.

- Coi trọng và tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu KHCN trong nước, tổ chức triển khai các kết quả nghiên cứu đề tài, các phương án hợp lý hoá sản xuất. Tổng kết kinh nghiệm việc ứng dụng công nghệ mới để phổ biến áp dụng cho toàn Ngành. Xây dựng cơ chế tạo vốn, tăng mức đầu tư cho khoa học từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ quỹ phát triển KHCN và các dự án liên doanh liên kết xây dựng công trình lớn.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, coi đây là một biện pháp quan trọng, có hiệu lực để xây dựng, phát triển KHCN trên cơ sở tận dụng tri thức kỹ thuật hiện đại của các nước. Tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc thành tựu khoa học GTVT trên cơ sở khả năng tiếp thu ứng dụng và các điều kiện cụ thể của ngành như tiền vốn, trình độ cán bộ, năng lực thí nghiệm, công tác thi công, duy tu sửa chữa cùng các thuận lợi có liên quan.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 48 -51 )

×