Các giải pháp liên quan đến nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 59 - 62)

II. CÁC GIẢI PHÁP

3.Các giải pháp liên quan đến nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập

khẩu. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cũng như có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên xuất nhập khẩu về những nghiệp vụ thị trường hiện nay vì hoạt động này chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.

Một thực tế nữa là lây nay chúng ta giao hàng cà phê XK có thói quen dùng phương thức FOB trong ký kết hợp đồng XK khi vận chuyển hàng hóa cà phê bằng container. Phương thức này nhà XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng, trong khi container lại được giao ở trên bờ (CY, CFS), vì vậy nhà XK chỉ được vận chuyển cấp vận đơn chưa xếp hàng, do đó nhà XK không thanh toán được tiền hàng. Điều kiện FOB hiện không còn phù hợp với vận tải container, chỉ còn phù hợp với việc buôn bán hàng rời. Vì vậy, Cần Sử Dụng Điều Kiện FCA (free carrier) thay thế cho điều kiện FOB khi xuất khẩu sẽ đảm bảo lợi ích cho công ty hơn. Đối với hợp đồng mua bán FCA, nhà XK có thể giao hàng cho nhà nhập khẩu ở trên bờ, khi đó người bán cũng giao container cho người chuyên chở trên bờ và khi giao container cho người chuyên chở tại các bãi để container hoặc các trạm giao hàng lẻ, nhà XK đồng thời giao hàng cho người nhập khẩu, nên nhà XK có thể thanh toán bằng vận đơn nhận để xếp. Vì vậy, khi hoàn thành việc giao container cho người chuyên chở tại CY, CFS, nhà XK có thể thanh toán được tiền hàng ở ngân hàng mà không cần chờ đến khi container được xếp lên tàu,không bị ứ đọng vốn.

4. Quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), giá cà phê trong nước những ngày đầu tháng 3 đã leo lên mức 40.000 đồng/kg - cao nhất trong lịch sử cà phê Việt Nam. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại R2 (FOB) ở mức 2.500 - 2.550 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Với giá xuất khẩu cao như hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 có thể đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VICOFA, khó khăn lớn nhất đối với các DN xuất khẩu là chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam đang khiến các DN càng xuất khẩu nhiều, càng bị thiệt. ( theo báo vietnamnet). Như vậy có thể thấy trong tình hình hiện nay những nguy cơ về rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đã không chỉ nằm trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu như vấn đề biến động về giá, về thanh toán , rủi ro xuất phát từ phía đối tác...mà vấn đề biến động về tỷ giá cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn điêu đứng; và còn hàng loạt rủi ro khác doanh nghiệp cần nhận diện và đối phó như rủi rovề pháp lý Vì vậy trong kinh doanh xuất nhập khẩu phải hết sức quan tâm đến vấn đề phòng tránh rủi ro.

- Rủi ro về tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động không lường trước được của tỷ giá hối đoái dẫn đến những bất lợi không lường trước được đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, thị trường tài chính đang có những biến động lớn do tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng nên việc phòng ngừa hạn chế rủi ro tỷ gía là rất cần thiết.

Rủi ro về tỷ giá hối đoái được xếp vào nhóm các rủi ro thị trường , tức những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra biện pháp để giảm thiểu mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra chứ không thể ngăn cho nó không cho nó xảy ra.

Để quản trị rủi ro tỷ giá có thể sử dụng biện pháp sau:

Thứ nhất là tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá cần có những hiểu biết cơ bản về tỷ gía hối đoái cộng thêm việc theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường.

Thứ hai là sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong đó, quan trọng là sử dụng các hợp đồng ngoại tệ phái sinh: các hợp đồng

điển hình và là công cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro tỷ gía như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó các bên tham gia thống nhất với nhau mức giá mua bán nhưng việc thực hiện hợp đông sẽ không diễn ra ngay sau khi kí kết mà vào một ngày nhất định trong tương lai.

Ví dụ : một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng mua 100.000 USD thanh toán bằng VND theo tỷ giá USD/VND=16.000 được kí kết vào ngày 1/1, có nghĩa là bên bán cam kết vào ngay 1/4 sẽ giao cho bên mua số tiền 100.000 USD, đổi lại bên mua cam kết sẽ thanh toán cho bên bán theo tỷ giá USD/VND= 16.000 bất chấp tỷ giá thực tế vào lúc đó cao hơn hay thấp hơn

Như vậy, hợp đồng kỳ hạn giống như một hợp đồng mua bán ngoại tệ thông thường nhưng thời điểm thực hiện hợp đồng là một ngày xác định trong tương lai. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận mua bán ngoại tệ trong tương lai theo một mức giá đã xác định từ trước. Chính đặc điểm này khiến cho hợp đồng kỳ hạn trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hữu hiệu cho doanh nghiệp. Lợi ích ở đây là nhà kinh doanh biết được chi phí cần phải bỏ ra để chủ động kế hoạch kinh doanh.

- Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng trong đó bên mua trả cho bên bán một khoản tiền nhất định để được quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng quyền chọn.

Có hai loại hợp đồng quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua

Trong hợp đồng quyền chọn bán, bên mua quyền chọn được quyền bán cho bên bán quyền chọn một số lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo một tỷ giá đã thỏa thuận lúc kí hợp đồng. Ngược lại trong quyền chọn mua, bên mua quyền được quyền mua ngoại tệ từ bên bán quyền chọn theo tỷ giá đã thỏa thuận trước vào một ngày trong tương lai. Với đặc điểm như vậy, hợp đồng quyền chọn không chỉ giúp cho việc ngăn ngừa rủi ro tỷ giá vì bên mua quyền chọn được bên bán cam kết sẽ bán hoặc mua theo một tỷ giá

cố định mà còn giúp cho bên mua quyền chọn không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời nếu tỷ giá biến động khác với dự kiến.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 59 - 62)