Đối với hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 66 - 70)

II. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI

2. Đối với hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam

Vai trò của các hiệp hội là rất quan trọng và rất hữu hiệu trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam phải là một loại hình liên kết hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp. Hiệp hội với những lợi thế trong tổ chức liên kết hợp tác và

sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí , tiết kiệm nguồn lực , tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phượng diện : về không gian thời gian, khoảng cách chi phí tốc độ và tính ổn định của các giao dịch trên thị trường...Qua đó, quy mô và không gian kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được mở rộng và có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn lực và thị trường.

Hiệp hội cà phê cà cao với những vai trò đó trong thời gian tới cần tạo điều kiện hơn nữa giúp đỡ các doanh nghiệp trên một số phương diện sau:

- Về hoạt động thu mua nguyên liệu có thể họp hội viên thống nhất khung giá, giúp các hội viên tiếp cận nguồn vốn vay để đổi mới công nghệ trong giai đoạn hiện nay

- Giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường giao dịch cà phê lớn trên thế giới. Trong đó, những vấn đề hàng đầu là mở những lớp tập huấn đào tạo cho các doanh nghiệp có thể nắm được quy chế hoạt động của các sàn giao dịch này từ đó có thể tham gia thành công vào các sàn này.

- Hiệp hội cũng nên đóng vai trò như tổ chức trợ giúp pháp lý đối với doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra như tư vấn về các thủ tục giải quyết tranh chấp, hỗ trợ các thủ tục, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

- Có những kiến nghị kịp thời lên cơ quan nhà nước để giải quyết những khó khăn khúc mắc cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần đứng ra là vai trò trung gian giúp doanh nghiệp xây dựng các đề án xuất khẩu đối với từng thị trường để có chính sách hỗ trợ phù hợp.

- Tích cực và chủ động phối kết hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thành đề án “nâng cao chất lượng cà phê Việt nam” trình Thủ tướng chính phủ thông qua trong năm 2008. trong đó chú ý giải pháp tài chính để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chế biến sau thu hoạch, cũng như giải pháp nâng cao sức tiêu dùng nội địa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ấn phẩm 10 năm cà phê Thái Hòa của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái hòa và các số liệu báo cáo của công ty: báo cáo tài chính, báo cáo tình hình phát triển kinh doanh, định hướng trong thời gian tới....

2. Bộ Công Thương- Tạp chí Thương mại 3. Luận văn của các khóa trước

4. Kỷ yếu hộ thảo Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 2003

5. PGS, TS Trần Chí Thành, “Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản thống kê Hà Nội

6.PGS, TS Võ Thanh Thu , “ Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Trường Đại học Kinh tế quôc dân- Tạp chí kinh tế phát triển 8.Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội- Tạp chí kinh tế đối ngoại 9.Trường Đại học Thương mại- Tạp chí Khoa học Thương mại

10. Đỗ Hữu Vinh , “Marketing xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Thống kê 11. Website :

- www.ICO.com - website của tổ chức cà phê thế giới

- www.vicofa.gov.vn - Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam

- www.Agroviet.gov.vn - Website chuyên về hàng nông sản củ Việt Nam

- Và các báo điện tử khác như Vietnamnet, Vneconomy, Diễn đàn doanh nghiệp, Vov, ....

KẾT LUẬN

Có thể nói hiện nay vấn đề xuất khẩu mặt hàng cà phê còn nhiều vấn đề cần đặt ra giải quyết đối với các ngành các cấp đặc biệt giữ vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng này để nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này cũng như xây dựng được thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa với tư cách là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam về mặt hàng cà phê càng phải đặt vấn đề này như một nhiệm vụ cấp bách. Trong bài viết thu hoạch của mình em cũng đã nêu lên được một số thực trạng cũng như một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mong sự góp ý bổ sung của các thầy cô, các anh các chị làm việc trong công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc và các anh chị tại phòng kinh doanh đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w