các chính sách marketing - Mix.
Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của trung tâm trong thời gian tới.
Điểm mạnh:
Trung tâm du lịch thuộc Công ty du lịch Hà Nội - là một doanh nghiệp Nhà nước có bề dày kinh nghiệm, có uy tín trên thị trường.
Sản phẩm của trung tâm đa dạng, phong phú và có chất lượng cao. Đội ngũ lao động trẻ, có kinh nghiệm nắm bắt cao.
Quan hệ rộng với các lữ hành quốc tế: 50 hãng của 20 nước trên thế giới, là thành viên của Hiệp hội du lịch Châu á Thái Bình Dương(PATT), Hiệp hội du lịch Nhật Bản(JATA), Hiệp hội du lịch Hoa Kỳ (ASTA).
Trung tâm trực thuộc công ty có hoạt động trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến du lịch, có hệ thống vật chất kỹ thuật khá tốt: 6 khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, đại lý máy bay và văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Trung tâm là trong hai đơn vị tại địa bàn Hà Nội được phép khai thác khách Trung Quốc bằng giấy thông hành.
Tỷ lệ nhân viên được đào tạo chuyên ngành du lịch thấp. Thiếu chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing cụ thể.
Khả năng tài chính của trung tâm hạn hẹp, phụ thuộc vào Công ty du lịch Hà Nội.
Sự quan tâm của các cơ quan hữu quan chưa sâu sát.
Kế hoạch lập, phân bổ ngân sách Marketing do phòng kế toán lập dẫn tới bị động marketing.
Giá dịch vụ thuê xe của công ty còn cao hơn so với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
. Cơ hội:
Hoạt động của trung tâm du lịch đang và sẽ tăng trưởng nhanh.
Trong tương lai gần, các thủ tục hành chính của các nước về xuất nhập cảnh được tháo gỡ, các loại thuế đánh vào hàng hoá giảm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách du lịch.
Số lượng khách vào Việt Nam tăng trưởng nhanh trong những năm tới, tỷ trọng khách có khả năng thanh toán cao tăng trong cơ cấu khách.
Việt Nam sẽ đăng cai Seagames 2003, các hoạt động thể thao, các hội nghị quốc tế sẽ tạo điều kiện thu hút khách du lịch vào Việt Nam. Đồng thời đây là cơ hội để Công ty du lịch Hà Nội quảng cáo, khuếch trương sản phẩm.
Tuyến đường sắt nối liền asean và Trung Quốc sẽ được hoàn thành, nhiều tàu du lịch sẽ tới Việt Nam.