Đánh giá các chính sách đối với ngành mía đường thời gian qua

Một phần của tài liệu Tia cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường Việt Nam.pdf (Trang 57 - 60)

f/ Vấn đề cổ phần hoá DNNN

2.5Đánh giá các chính sách đối với ngành mía đường thời gian qua

Ngành mía đường Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng cả về năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu mía và sản

lượng đường kễ từ sau Chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ . Bên cạnh những thành tựu và hiệu quả kinh tế xã hội mang lại, ngành cũng đang đứng trước không ít những khó khăn, tình trạng thua lỗ kéo dài suốt thời gian qua .

Khi phân tích về nguyên nhân, chúng ta thấy rõ cả những yếu tố khách quan và chủ quan . Chính phủ đã có nhiều giải pháp để hổ trợ, cũng cố và phát triển ngành, đặc biệt là khối DNNN, như: thực hiện các bảo hộ về thương mại, hổ trợ nguồn vốn ưu đãi, cấp bổ sung vốn, chính sách cho các nhà máy khó khăn về tài chính, hổ trợ các điều kiện sắp lại ngành và chuyển đổi sở hữu các DNNN mía đường , chính sách liên kết giữa người trồng mía và các nhà máy ...

Tuy nhiên kết quả mang lại cho vẫn chưa rõ nét: đầu tư của Nhà nước đã bõ ra cũng không nhỏ nhưng có thể nói cho đến nay số nhà máy có lãi, đủ sức cạnh tranh phát triển vẫn còn khiêm tốn, số nhà máy khó khăn hoặc còn rất lúng túng trước cơ chuyển đổi còn khá phổ biến . Theo tôi các giải pháp cho ngành mía đường thời gian qua là mang tính “ tình thế “, giải quyết các sự việc “ đã rồi “ . Chương trình mía đường đã được triển khai trong điều kiện chưa chín muồi, lại thiếu sự giám sát chặt chẽ và theo dõi liên tục để kịp thời bổ sung những chính sách phù hợp từ cấp vĩ mô để tránh được nhiều lảng phí . Trong các giải pháp hiện tại ít nhiều còn mang tính chủ quan, chưa sát với thực tiển . Ví dụ, một yếu tố rất quan trọng đã làm cho cả phía người trồng mía và các nhà máy đường luôn bị động và chịu tổn thất rất lớn suốt thời gian qua nhưng chưa được cả từ phía các DN và Nhà nước đề cập đến là vấn đề phòng ngừa rủi ro kinh doanh do sự bất ổn của giá cả mua bán mía, đường . Theo tôi đây là một vấn đề rất căn bản cần đặt ra nhằm hổ trợ cho các giải pháp “ tình thế “ của Chính phủ thì khả năng mục tiêu cũng cố và phát triển ngành mía đường mới đảm bảo thành công được .

Xác định việc cũng cố và phát triển ngành mía đường Việt Nam trước xu thế hoà nhập là một nhiệm vụ rất nặng nề, ngoài sự nổ lực của từng DN, cần thiết phải có sự quan tâm nhiều hơn của các cấp quản lý vĩ mô . Quá

trình xây dựng và thực hiện các giải pháp vẫn đang tiếp diễn, nhất thiết các chính sách đưa ra phải gắn với qui hoạch, định hướng phát triển lâu dài của ngành và có tính thực tiển cao .

CHƯƠNG 3: TÁI CẤU TRÚC CÁC DNNN NGÀNH MÍA

ĐƯỜNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Tia cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường Việt Nam.pdf (Trang 57 - 60)