f/ Vấn đề cổ phần hoá DNNN
3.1.1 Các Hiệp định của WTO
* Hiệp định về nông nghiệp ( AoA )
Hiệp định đề ra những nguyên tắc cơ bản cho thương mại nông sản thế giới, trong đó có mặt hàng đường . Bao gồm 3 lãnh vực:
- Tiếp cận thị trường: các thành viên WTO không được đánh thuế cao hơn mức thuế trần mà các nước đã cam kết .
- Hổ trợ trong nước: qui định mức trợ giá tối đa cho sản xuất trong nước mà mổi thành viên được phép áp dụng .
- Trợ cấp xuất khẩu cũng bị hạn chế
* Hiệp định về trợ cấp và biệp pháp đối kháng ( ASCM ).
Trợ giá xuất khẩu thường bị cấm . Đối với sản phẩm nông nghiệp, chỉ được phép trợ giá khi không vượt quá mức cam kết mà các nước thành viên WTO đã liệt kê . Các thành viên có thể hổ trợ sản xuất trong nước nếu bị thiệt hại tại thị trường nhập khẩu . Theo các điều khoản của ASCM, nước thành viên có thể yêu cầu được tham khảo ý kiến của thành viên đã và đang cấp trợ giá, sau đó yêu cầu lập một Ban giải quyết tranh chấp để xử lý vấn đề .
3.1.2 Phương thức thúc đẩy tự do hoá thương mại ngành đường
Đứng trước thực trạng ngành công nghiệp đường là một trong những ngành hàng nông sản được bảo hộ cao nhất thế giới, các nước có định hướng xuất khẩu đường lớn như Ôxtrâylia, Brazil, Thái Lan, ... luôn tìm mọi cách để thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại đối với ngành đường trên thế giới . Với tư cách là thành viên WTO, các nước này thường dùng ba cách
tiếp cận sau: (i) đàm phán các thoả thuận đa phương trong khuôn khổn WTO; (ii) đàm phán các hiệp định khu vực phù hợp với các qui tắc của WTO và (iii) tham gia giải quyết tranh chấp ở cấp WTO hoặc khu vực .
Ngoài ra các hiệp định thương mại khu vực ( RTAs) cũng được xem là giải pháp tốt thứ hai sau các hiệp định đa phương để đạt được tự do hoá thương mại .
Nước ta đang khẩn trương trong quá trình đàm phán để gia nhập vàp WTO trong năm 2005, đặc biệt tham gia Khu vực tự do thương mại Đông Nam Á ( AFTA ). AFTA được thành lập năm 1992 nhằm mục đích loại bỏ các rào cản thuế quan giữa các nước Đông Nam Á, hướng tới hợp nhất nền kinh tế ASEAN thành một khu vực đồng nhất với một thị trường hơn nữa tỷ dân . Sau khi thực hiện lịch trình 10 năm cắt giảm thuế, AFTA đã thành hiện thực, ngày 1/1/2002, khi 6 thành viên ( ASEAN 6 ) ban đầu soạn thảo Hiệp định thuế quan ưu đãi hiệu lực chung ( CEPT ), yêu cầu cắt giảm thuế suất đối với nhiều sản phẩm trong khu vực xuống còn từ 0 đến 5% . Trong 4 thành viên mới ( ASEAN 4 ), hy vọng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu vào năm 2006, Lào và Myanmar vào năm 2008 và Campuchia vào năm 2010 . Tuy nhiên trong AFTA, ngành mía đường vẫn được bảo hộ, một số nước đưa đường vào danh mục các mặt hàng nhạy cảm, vì vậy lịch trình giảm thuế sẽ kéo dài hơn . Việt Nam dự kiến năm 2010 sẽ cắt giảm thuế đánh vào mặt hàng đường nhập khẩu . Mới đây, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 10 ( tháng 11/2004 ) tại Viêng Chăn ( Lào ), các nhà lảnh đạo ASEAN đã thông qua Hiệp định khung về hội nhập, nông sản là 1 trong 11 lĩnh vực ưu tiên hợp tác, theo đó lộ trình cắt giảm thuế các nước ASEAN 6 là tháng 1/2007 và ASAEN 4 là đến tháng 1/2012 .
Việc các nước xuất khẩu nông sản quan tâm hàng đầu là cắt giảm trợ cấp nông sản và xoá bỏ hàng rào thuế quan . Kết quả vòng đàm phán WTO trong Hội nghị Bộ trưởng tháng 8/2004 tại Geneva đã đạt được thoả thuận: các nước phát triển sẽ giảm thuế nhập khẩu và trợ cấp của Chính phủ trong 3 lãnh vực chính của thương mại quốc tế là công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ . Thoả thuận này mang lại lợi ích rất lớn cho các nước xuất khẩu nông sản, làm tăng khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường của hàng nông sản, trong đó có mặt hàng đường .