Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCNC ầnThơ

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010.pdf (Trang 30)

Bng 2.5: Tình hình np ngân sách ĐVT: tỷđồng 2003/2002 2004/2003 CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Ch.lệch % Ch.lệch % - Thuế VAT 147.5 171 267.61 23.5 115.93 96.61 156.5 - Thuế nhập khẩu 128 76 85.52 -52 59.38 9.52 112.5 - Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2.5 1.2 1.76 -1.3 48.00 0.56 146.7 - Thuế Tiêu thụđặc biệt 132.4 189.6 154.62 57.2 143.20 -34.98 81.6 - Thuế khác 59.6 118.2 76.57 58.6 198.32 -41.63 64.8 Tổng thuế 470 556 586.08 86 118.30 30.08 105.4

470 556 586.08 0 100 200 300 400 500 600 700 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 (t ỷ đồ ng ) Đồ thị 2.5: Tình hình nộp ngân sách.

Tính đến cuối năm 2004, có 73 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN Cần Thơ. Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2002 là 470 tỷđồng, trong đó các loại thuế

giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng cao. Do các doanh nghiệp hầu hết được thành lập từ năm 1998 - 2001 nên việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất rất lớn làm cho lượng thuế nhập khẩu trong năm 2002 khá cao, sang năm 2003 tổng nộp ngân sách đạt 556 tỷđồng tăng 18% so với năm trước, chiếm 39,7% ngân sách tỉnh. Trong đó các đơn vị dịch vụ và kinh doanh xăng dầu chiếm trên 81%. Năm 2004, tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ tăng 5,4% so với cùng kỳ, đạt 586 tỷ đồng, chiếm 42,2% tổng thu ngân sách toàn thành phố. Những số liệu trên đã phần nào cho thấy vai trò của các doanh nghiệp KCN ngày càng được khẳng định, góp phần rất lớn trong sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ.

2.2.3.4 Vấn đề thu hút và tạo việc làm cho người lao động

Các KCN Cần Thơ ngày càng phát triển đã thu hút ngày càng đông lực lượng lao động.

Bảng 2.6: Tình hình lao động tại KCN Cần Thơ ĐVT: người CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 - Tổng số lao động 13000 13000 16450 - Thu hút mới trong năm 2000 2590 4400 - Lao động thời vụ 2257 1400 2480 - Lao động của TP. Cần Thơ 91% 91% 92% - (%) Lao động nữ 65.4 57.27 56.9 - (%) Lao động nam 34.6 42.73 43.1 - Trình độ (%): + Đại học 7.7 7.98 8.5 + Trung cấp 6.4 6.67 11 + Phổ thông 85.9 85.35 80.5

- Lao động là người nước ngoài 40 57 54

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)

Trong năm qua, các KCN Cần Thơ đã thu hút được trên 4.400 lao động, đưa số lượng lao động có việc làm tăng hơn 1.810 người so với năm 2003. Tính đến cuối tháng 12/2004, đã có 16.450 lao động làm việc tại các KCN Cần Thơ, tăng hơn 26,5% so với năm 2003, trong đó số lao động bốc vác, thời vụ tại các doanh nghiệp và lao động xây dựng tại các công trình trong KCN khoảng 2.480 người), lao động của thành phố Cần Thơ chiếm 92%. Cho thấy vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương và một số tỉnh lân cận trong vùng như Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu... khoảng 1.316 người. Tuy nhiên do nhà xa, nên lực lượng lao động này thường thuê các nhà trọở

khu vực dân cư lân cận để sống gây khó khăn cho công tác quản lý về sinh hoạt ngoài giờ làm việc cũng như việc quản lý tạm trú của chính quyền địa phương. Một nhu cầu bức thiết đang trở thành áp lực ngày càng tăng đối với KCN là vấn đề nhà ở

cho công nhân lao động mà đến nay chưa vận động được nhà đầu tư nào tham gia

đăng ký dự án, trong khi số lượng công nhân lao động KCN lại không ngừng tăng lên. Điều này nói lên nhịp độ phát triển KCN không thể tách rời (hoặc nhất thiết phải đồng bộ) với nhịp độ phát triển đô thị hoá, cơ sở hạ tầng nói chung và nhà ở

0 5000 10000 15000 20000 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 (n g ườ i) Tổng số lao động Số LĐ thu hút trong năm

Đồ thị 2.6: Số lượng lao động tại các KCN qua các năm

Lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp KCN Cần Thơ, do bởi phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giày da, chế biến thủy hải sản thu hút nhiều lao động nữ. Có thể kể

một số doanh nghiệp sử dụng lao động nhiều nhất gồm có Công ty TNHH TPXK Nam Hải (1.459 người), Xí nghiệp May Mặc XK Meko (1.448 người), Xí nghiệp CBTPXK CATACO (1.100 người), Công ty TNHH CNTP Pataya Việt Nam (512 người)... Năm 2002 lực lượng lao động nữ chiếm 65,4%, năm 2003 chiếm 57,27%, sang năm 2004 giảm xuống còn 56,9% cho thấy tỷ trọng lao động nữ ngày càng giảm trong cơ cấu lao động mặc dù vẫn còn ở mức cao. Hiện nay tại các KCN Cần Thơ vấn đề quy hoạch nhà trẻ, trường mẫu giáo... chưa được trú trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đã có con nhỏ, đặc biệt là lao động nữ. Mặc dù số lượng các chuyên gia làm việc tại các KCN Cần Thơ chưa nhiều, vì các dự án đầu tư nước ngoài ở các KCN Cần Thơ còn khá khiêm tốn, năm 2004 chỉ có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 54 lao

động nước ngoài (là những nhà quản lý, kỹ sư...) làm việc tại các doanh nghiệp KCN Cần Thơ, tuy nhiên vấn đề nhà ở cho các chuyên gia không thể không trú trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay và mục tiêu tăng cường thu hút các dự án đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn.

Trình độ dân trí trong lực lượng lao động tại các KCN Cần Thơ nhìn chung thấp nhưng đang có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trí óc, lao động có tay nghề, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa trong quản lý và trong sản xuất. Cụ thể, lực lượng lao động có trình độđại học năm 2002 chiếm 7,7%, năm 2003 chiếm 7,98%, sang năm 2004 tăng lên 8,5%. Tương tự, lực lượng lao động có

trình độ trung cấp cũng tăng dần qua các năm, năm 2004 là 11% trong cơ cấu lao

động. Trong khi đó, lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo giảm dần.

11.0% 80.5% 8.5% + Đại học + Trung cấp + Phổ thông Đồ thị 2.7: Trình độ nguồn lao động tại các KCN Cần Thơ năm 2004

Hiện nay tại Thành phố Cần Thơ chưa có trung tâm dạy nghề đào tạo lao

động lành nghề cung cấp cho KCN, đây cũng là hạn chế của Cần Thơ làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, lực lượng lao động thường được đào tạo lại bởi chính các doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu công việc, điều này làm mất nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Cần Thơ hiện có 06 trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động, nhưng chỉ có 02trung tâm dạy nghề thuộc Sở Lao động Thương Binh & Xã Hội thành phố, hội Liên Hiệp Phụ Nữ. Và việc

đào tạo nghề này có quy mô chưa lớn, chưa thể đào tạo được công nhân lành nghề

mà chỉ có thểđào tạo công nhân ngành may mặc, da giày... là chủ yếu.

2.3 NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KCN TP.CẦN THƠ THỜI GIAN QUA. GIAN QUA.

Từ lúc thành lập đến nay, các KCN Cần Thơ ngày càng tỏ rõ vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương; việc xây dựng phát triển các KCN tập trung đã thể hiện vai trò chủđạo trong thu hút đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nguồn hàng có chất lượng cao để

xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP cho địa phương.

¾ Về thu hút đầu tư: Thực tế các KCN Cần Thơ các năm qua đã thu hút đầu tư có những kết quả khả quan: KCN Trà Nóc I đã lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp; KCN Trà Nóc II đã cho thuê khoảng 65% diện tích đất công nghiệp, và KCN Hưng Phú I và II tuy dự án chưa được phê duyệt, nhưng đã có 08 dự án đầu tư

thuê 104,5 ha đất để xây dựng nhà máy. Tính từ khi thành lập đến nay, các KCN Cần Thơ đã cho thuê khoảng 282 ha đất, ngoài ra còn có nhiều nhà đầu tư lập dự án xin thuê đất; bên cạnh việc cho thuê lại đất là việc thu hút vốn đầu tư đã tăng đáng kể, từ dưới 30 triệu USD của năm 1995 thì nay đã lên đến trên 348,291 triệu USD,

đây là nguồn vốn quan trọng góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa địa phương.

¾ Góp phần tăng trưởng kinh tế: Các doanh nghiệp trong KCN hoạt động với giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần hàng năm; kim ngạch xuất khẩu tăng dần; nộp thuế các loại chiếm từ 37 – 45% so với tổng thu nội địa và thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn, luôn tạo thêm năng lực mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách địa phương và Trung ương. Thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tập tung đã tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán; tiết kiệm đất đai; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm

được chi phí sản xuất.

¾ Tạo việc làm: các KCN đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao

động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các doanh nghiệp KCN khá cao chủ yếu trong các doanh nghiệp may mặc, giày da, chế

biến thủy sản... Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp KCN, các KCN còn tạo thêm việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân sản xuất, nuôi trồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, thủy hải sản.

¾ Tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường: Do tập trung các cơ sở sản xuất nên các KCN có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. KCN còn là địa chỉ tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội ô thành phố, phục vụ sự phát triển bền vững, đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu đặt ra đối với việc thành lập KCN.

¾Thủ tục hành chính: Cơ chế quản lý “một cửa” đã được Ban quản lý thực hiện một cách có hiệu quả, cải thiện khá tốt môi trường đầu tư, bằng cơ chế ủy quyền, Ban quản lý KCN đã giải quyết các vướn mắc của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.

2.3.1 Điểm mạnh

− Vị trí địa lý của Cần Thơ nói chung và KCN Trà Nóc nói riêng rất thuận lợi cho giao thương thủy bộđến các tỉnh trong vùng cũng như xuất khẩu sang các nước

lân cận. Nếu nhìn trên bản đồ thì Cần Thơ như tâm điểm của các nước, khoảng cách bình quân khoảng 125.000km rất thuận lợi cho giao thương hàng hoá đến các nước trong khu vực, đặc biệt là hệ thống đường thủy.

− Là khu công nghiệp thành lập đầu tiên ở ĐBSCL nên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận động thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng luôn được chỉnh trang, tu bổ.

− Tình hình an ninh trật tự KCN thường xuyên được củng cố, công tác tuần tra, kiểm soát giao thông thuỷ, bộ được duy trì thường xuyên. Công tác PCCC trong KCN được chú trọng, UBND thành phố đã trang bị 3 xe cứu hỏa túc trực 24/24 tại KCN, công an các KCN cũng thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo vệ và PCCC cho các lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp, bảo vệ của KCN…

− Dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp KCN hoạt động cũng rất được chú trọng triển khai. Một số dự án như cung cấp xăng dầu, cung cấp bữa ăn và nước uống tinh khiết cho công nhân lao động được triển khai hoạt động. Trạm y tế được ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện khám chữa bệnh cho cán bộ và công nhân lao động trong KCN đem lại sự an tâm cho người lao động.

− KCN TP.Cần Thơ có website giới thiệu các điều kiện địa lí, thổ nhưỡng, các tiềm năng kinh tế, các dự án kêu gọi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư của Tp.Cần Thơ.

− Có quan hệ tốt với các cơ quan chức năng của Trung ương và Địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ngành cung ứng dịch vụ khu công nghiệp nhưđiện, nước, bưu điện để giải quyết nhu cầu của nhà đầu tư.

2.3.2 Điểm yếu:

− Chưa quán triệt đầy đủ trong toàn Đảng bộ, Chính quyền, các ngành, các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các khu công nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Việc định hướng phát triển và các giải pháp cụ thể trong huy động và phân bổ các nguồn lực vật chất và tinh thần chưa

được quan tâm đúng mức. Khu công nghiệp chưa thực sự được coi là một trọng

điểm, mũi nhọn đột phá chiến lược của nền kinh tế thành phố, trung tâm ĐBSCL. − Cơ sở hạ tầng chung của Thành phố Cần Thơ nói chung còn thấp kém và chưa đồng bộ: Cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui tuy có được quan tâm đầu tư nhưng

việc nạo vét luồng Định An hàng năm không kịp thời, nên cảng biển Cần Thơ chỉ

có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 5.000 tấn. Hàng container phải chuyển về TP. Hồ Chí Minh để xuất đi các nước, tốn nhiều chí phí trung gian. Sân bay Cần Thơ

vẫn chưa hoạt động, đang trong quá trình xây dựng đề án để nâng cấp. Cầu Cần Thơ đã khởi công từ 25/9/2004 nhưng đến đầu năm 2005 mới thi công... Do vậy khu công nghiệp tỉnh Cần Thơ trước đây, nay là TP. Cần Thơ trực thuộc trung ương vẫn kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì chi phí suất đầu tư, chi phí sản xuất cao; thời gian đi lại quá lâu (phải mất 4 đến 5 giờ để đi từ TP. Hồ Chí Minh

đến Cần Thơ) làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.

− Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN luôn bị thiếu vốn, công tác giải tỏa đền bù theo phương thức “cuốn chiếu” luôn bị động, chậm thời gian giao đất và không có “đất sạch” sẵn sàng giao cho nhà đầu tư theo yêu cầu làm mất nhiều cơ hội tiếp nhận đầu tư.

− Giá cho thuê lại đất và chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN Cần Thơ còn nhiều vấn đề chưa giải đáp được giữa khả năng hỗ trợ vốn của Ngân sách và yêu cầu hạ giá cho thuê lại đất.

− Công tác giải tỏa đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN, Khu tái định cưđang có xu thế giá cả bồi hoàn ngày càng tăng lên. Việc giải tỏa đền bù theo phương thức doanh nghiệp thuê đến đâu giải tỏa đến đó làm cho mức bồi hoàn sau luôn cao hơn mức bồi hoàn trước (chẳng hạn năm 2003 chi phí đền bù giải tỏa 1m2 đất nông nghiệp là 47.000 - 50.000 đồng nhưng đến tháng 10 năm 2004 chi phí đó đã lên đến 120.000 - 125.000 đồng/m2). Điều này đã tạo ra mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, gây áp lực nặng nề cho công tác xử lý hành chánh đối với chính quyền địa phương.

− Cơ chế “một cửa, tại chỗ” chưa thật sự hiệu quả do nhận thức quan điểm và trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện cải cách hành chánh nói chung và quy trình thực hiện cơ chếđặc thù này nói riêng chưa được tập trung thống nhất rõ ràng và đồng

đều trong các ngành, các cấp có liên quan. Việc sơ kết, tổng kết, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện và triển khai thực hiện đồng bộ cơ chế này chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010.pdf (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)